Những bà bầu nào nên được xét nghiệm lao?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS, Bs.Trịnh Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn Lao thường ảnh hưởng đến phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu không được điều trị, bệnh lao có thể gây tử vong. Phụ nữ mang thai mắc lao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và thai nhi.

1. Xét nghiệm lao ở phụ nữ mang thai

Xét nghiệm thực hiện trong quá trình mang thai được xem là một phần của chăm sóc trước khi sinh, nó có thể giúp tìm ra các điều kiện có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Các xét nghiệm cần được thực hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ bao gồm: Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC); Xét nghiệm nhóm máu; Xét nghiệm nước tiểu; Nuôi cấy nước tiểu; Rubella; Viêm gan B và viêm gan C; Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs); Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và Bệnh lao (TB)

Những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh lao cao (ví dụ, phụ nữ bị nhiễm HIV hoặc sống gần gũi với người mắc bệnh lao) nên được xét nghiệm để kiểm tra tình trạng mắc lao


Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh lao nên xét nghiệm sớm
Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh lao nên xét nghiệm sớm

2. Lao và phụ nữ mang thai

Lao là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao trong cộng đồng. Vi khuẩn lao dễ lây truyền và có thể gây ra dịch bệnh trên diện rộng. Có nhiều rủi ro có thể xảy ra nếu phụ nữ mang thai và em bé nếu bệnh lao không được chẩn đoán và điều trị.

Các triệu chứng của bệnh lao được kể đến như ho kéo dài, đau ngực, mệt mỏi, biếng ăn, sốt, đổ mồ hôi về đêm,... Những biểu hiện này là khá phổ biến trong giai đoạn phụ nữ mang thai, nên bị nhầm tưởng đó là dấu hiệu của thai nghén.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc lao cao hơn do các yếu tố như thay đổi nội tiết tố oestrogen, progesterone và sự xuất hiện nhau thai, làm cho các cơ quan trong cơ thể thay đổi, kéo theo sự thay đổi của các tổ chức phổi và tạo điều kiện cho các vi khuẩn lao dễ phát triển hơn. Bên cạnh đó, cơ chế miễn dịch tự nhiên của phụ nữ mang thai bị giảm sút do quá trình phát triển của thai nhi và sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cũng là những yếu tố nguy cơ mắc lao cao hơn.

Nếu phụ nữ mang thai bị lao mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng lên cơ thể mẹ và thai nhi. Khi người mẹ mắc lao, khả năng đưa trẻ cũng rất dễ dàng bị lây bệnh, thậm chí trong bào thai và gây ra tình trạng lao bẩm sinh hoặc bệnh lao bào thai.

3. Các phương pháp xét nghiệm lao

Có 2 phương pháp xét nghiệm lao là xét nghiệm da tuberculin, đây là xét nghiệm được coi là hợp lệ và an toàn để sử dụng trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó, xét nghiệm phát hiện lao bằng máu được đánh giá là an toàn khi sử dụng trong thai kỳ, nhưng chưa được đánh giá cao trong việc chẩn đoán mắc lao ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, để khẳng định tình trạng mắc lao cần phải thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác.


Xét nghiệm da tuberculin
Xét nghiệm da tuberculin

4. Điều trị lao cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai mắc bệnh lao nên bắt đầu điều trị ngay khi phát hiện ra bệnh lao. Một số loại thuốc điều trị đã được chứng minh là không có tác dụng gây hại cho em bé. Quy trình điều trị phụ thuộc vào loại vi khuẩn lao mà người bệnh mắc phải hoặc phụ thuộc vào tình trạng bệnh.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe