Bài viết được viết bởi Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phương Nam - Bác sĩ Hồi sức Cấp cứu, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Giảm tiểu cầu trong thai kỳ là một biến chứng về huyết học hay thường gặp có thể phát hiện tình cờ hay các bệnh lý giảm tiểu cầu đã có trước khi mang thai gây nên, có thể xuất hiện các biểu hiện lâm sàng ra bên ngoài là chảy máu (xuất huyết da niêm, chảy máu răng....) hoặc không xuất hiện các biến chứng chảy máu.
1. Nguyên nhân xuất huyết giảm tiểu cầu
Số lượng tiểu cầu giảm khoảng 10% trong thai kỳ, hầu hết là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân xuất huyết giảm tiểu cầu:
- 75% giảm tiểu cầu liên quan đến thai kỳ.
- 20% do bệnh lý rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ.
- 5% do rối loạn miễn dịch trong thai kỳ.
Trắc nghiệm: Bạn có biết thai nhi tuần 6 phát triển như thế nào không?
Thai nhi tuần 6 đánh dấu một mốc tăng trưởng với tốc độ phi thường. Mẹ chắc hẳn đang rất hạnh phúc và tò mò về sự phát triển của con từng ngày. Để biết bé phát triển ở mức độ nào, mẹ có thể làm bài trắc nghiệm sau đây.2. Giảm tiểu cầu liên quan đến thai kỳ
2.1 Đặc điểm
- Số lượng tiểu cầu < 70.000 con/mm3 xảy ra trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
- Không có cao huyết áp và đạm niệu.
- Cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng. Có thể do kết hợp với pha loãng và nửa đời sống của tiểu cầu.
2.2 Chẩn đoán và theo dõi điều trị
- Cần phải tìm các nguyên nhân gây ra giảm tiểu cầu khác trước khi kết luận là: Giảm tiểu cầu liên quan đến thai kỳ.
- Theo dõi số lượng tiểu cầu.
- Theo dõi dấu hiệu xuất huyết nếu mới xuất hiện.
- Những sản phụ với giảm tiểu cầu liên quan đến thai kỳ phải được chăm sóc với bác sĩ sản khoa một cách cẩn thận.
- Nhập viện khi số lượng tiểu cầu < 20.000 con/mm3 hay có dấu hiệu xuất huyết da niêm: chấm xuất huyết trên da, chảy máu răng, ra huyết bất thường...
3. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
3.1 Đặc điểm
- Giảm số lượng tiểu cầu < 100.000 con/mm3 xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. thường do xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch gây ra.
- Có tiền sử giảm tiểu cầu miễn dịch trước khi mang thai.
- Số lượng tiểu cầu sẽ rất thấp khi đến 3 tháng cuối của thai kỳ.
3.2 Chẩn đoán và theo dõi điều trị
- Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch thường được chẩn đoán trước khi có thai.
- Bệnh nhân với số lượng tiểu cầu >20.000 con/mm3 và không có triệu chứng bầm da hay chảy máu thì không cần phải điều trị đặc hiệu trong 3 tháng đầu đến 3 tháng giữa của thai kỳ.
- Trong 3 tháng cuối nếu với số lượng tiểu cầu >50.000 con/mm3 có thể xem xét cho sinh “đường dưới” an toàn hoặc mổ lấy thai.
- Điều trị ban đầu trong xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch còn đang bàn cãi. Chỉ điều trị khi số lượng tiểu cầu xuống thấp, có dấu hiệu chảy máu da niêm hoặc nguy cơ xuất huyết cao, đánh giá trên từng cá nhân.
- Corticoid là lựa chọn ban đầu ít tốn kém nhưng ngoài ra có nhiều tác dụng phụ: Cao huyết áp, tiểu đường, tăng cân quá mức, loãng xương...
- Gamma globulin tiêm tĩnh mạch liều 1g/kg/ngày/1 lần đáp ứng đến điều trị đến 60%, thời gian duy trì đáp ứng trung bình là 1 tháng.
- Cắt lách: Nếu bệnh nhân không đáp ứng với Corticoid và Gamma globulin thì sẽ phải phải phẫu thuật cắt lách, tốt nhất là cắt lách trong 3 tháng giữa của chu kì.
- Bệnh nhân được theo dõi sát vấn đề biến chứng xuất huyết đến 5 ngày sau sinh.
4. Xuất huyết giảm tiểu cầu liên quan đến rối loạn tăng huyết áp thai kỳ
- Giảm tiểu cầu liên quan đến rối loạn tăng huyết áp thai kỳ thường do bệnh lý: Tiền sản giật và hội chứng HELLP. Đây là nhóm bệnh lý nguy hiểm đi kèm với cao huyết áp và tiểu đạm xảy ra sau 24 tuần của thai kỳ.
- Với nhóm bệnh lý này các thai phụ phải được theo dõi rất sát, và có thể phải nhập viện để theo dõi.
- Với hội chứng HELLP: Thiếu máu tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu.
- Hội chứng HELLP xảy ra khoảng 10 % ở các thai phụ có tiền sản giật nặng và thường xảy ra ở các thai phụ trên 25 tuổi.
- Tỉ lệ tử vong cho người mẹ là 1% và bào thai là 10-20%. Từ vong bào thai là do thiếu máu nhau thai, nhau bong non, sinh non và ngạt thở trong tử cung.
- Điều trị tận gốc tiền sản giật và hội chứng HELLP là chấm dứt thai kỳ.
5. Kết luận
Giảm tiểu cầu trong thai kỳ thường không phải điều trị đặc hiệu, chủ yếu là theo dõi sát các dấu hiệu xuất huyết, các dấu hiệu nguy hiểm và một số bệnh lý đặc biệt khi mang thai như Tiền sản giật và hội chứng HELLP. Do đó các bà mẹ nên đến khám thai định kỳ để được theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho các thai phụ cũng như là thai nhi.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.