Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trương Thị Phượng - Bác sỹ Siêu âm - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Chất nhầy cổ tử cung là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đường sinh dục. Do đó, người phụ nữ cần chú ý đến dịch tiết và các dấu hiệu bất thường khác để khám sức khỏe và chữa bệnh kịp thời.
1. Thay đổi chất nhầy cổ tử cung do rụng trứng
Rụng trứng xảy ra giữa chu kỳ kinh nguyệt và giải phóng một quả trứng để thụ tinh. Khi gần đến kỳ rụng trứng, chất nhầy cổ tử cung sẽ tăng tiết. Điều này dẫn đến khí hư âm đạo nhiều hơn, gây khó chịu cho người phụ nữ.
Mục đích của tăng tiết chất nhầy cổ tử cung trong giai đoạn này là giúp tinh trùng dễ dàng bơi đến cổ tử cung để thụ tinh với trứng đã được phóng ra. Do đó, dịch tiết nhiều lên, trong suốt và có độ đàn hồi được coi là dấu hiệu của rụng trứng và là thời điểm dễ thụ thai nhất.
Theo đó, để theo dõi thời gian rụng trứng, bạn có thể kiểm tra chất nhầy cổ tử cung hàng ngày bằng cách:
- Ngồi trên bệ toilet và dùng giấy vệ sinh lau sạch cửa âm đạo trước khi đi tiểu.
- Kiểm tra màu sắc và độ đặc của chất nhầy.
- Đối chiếu với bảng discharge color để đánh giá chất nhầy.
- Rửa tay và ghi lại những phát hiện ra giấy.
2. Thay đổi chất nhầy cổ tử cung là dấu hiệu của mang thai
Trong thời kỳ đầu mang thai, sau rụng trứng, chất nhầy tiết ra vẫn đặc, trong và đàn hồi. Ngược lại, nếu không mang thai, chất nhầy sẽ khô và loãng hơn sau rụng trứng, khi estrogen giảm.
Theo đó, chất nhầy vẫn tiếp tục tiết ra sau thụ thai vì các hormone gồm estrogen và progesterone tiếp tục tăng sau rụng trứng. Chất nhầy tiếp tục tiết ra nhiều sẽ kéo dài trong 8 tuần đầu thai kỳ. Sau đó, chất nhầy sẽ hình thành nút nhầy để bảo vệ phôi thai và cổ tử cung.
Chất nhầy cổ tử cung thay đổi không phải là phương thức đáng tin cậy để xác định bạn có thai hay không, nhưng nó có thể là được sử dụng như một dấu hiệu để thử thai.
Trắc nghiệm: Sự hiểu biết của bạn về kinh nguyệt
Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản, do đó nữ giới cần chủ động trang bị kiến thức để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe. Bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chu kỳ kinh nguyệt của bản thân.3. Các nguyên nhân khác
Ngoài rụng trứng và mang thai còn có nhiều nguyên nhân khác có thể gây thay đổi chất nhầy cổ tử cung, gồm có:
- Tập thể dục
- Kích thích tình dục
- Hoạt động tình dục
- Thay đổi chế độ ăn uống
- Căng thẳng
- Phẫu thuật gần đây liên quan đến cổ tử cung hoặc các cơ quan lân cận
- Bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới, đặc biệt là thuốc nội tiết tố
4. Khi nào thay đổi chất nhầy cổ tử cung cần đi khám?
Dịch âm đạo trong suốt, đàn hồi nhìn chung là bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bị viêm âm đạo, nhiễm trùng nấm men và bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể cũng có dịch âm đạo tương tự. Do đó, bạn cần đi khám phụ khoa khi có dịch âm đạo trong suốt, đàn hồi kèm theo như:
- Cảm giác nóng trong âm đạo
- Sốt
- healthline.com
- Giao hợp đau đớn
- Đỏ xung quanh âm hộ
- Đau xung quanh âm hộ hoặc âm đạo
5. Chất nhầy cổ tử cung màu trắng nghĩa là gì?
Chất nhầy cổ tử cung tiết ra nhiều bất thường, ngoài dấu hiệu rụng trứng còn có thể là cảnh báo của nhiều bệnh lý đường âm đạo, người bệnh nên khám sớm để điều trị sớm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com