Sưng các hạch và tuyến ở trẻ em

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Tình trạng trẻ bị sưng hạch hiện nay không quá hiếm gặp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Việc nhận biết tình trạng sưng hạch trẻ em ở giai đoạn sớm giúp quá trình điều trị trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

1. Chức năng của hạch bạch huyết

Các hạch bạch huyết là một bộ phận của hệ bạch huyết trên cơ thể, gồm có: dịch bạch huyết, mạch bạch huyết, amidan, tuyến ức, lá lách và các hạch lympho. Tổng cộng có trên 600 hạch bạch huyết trong cơ thể. Theo đó, một phần trong số đó nằm bên dưới bề mặt của da, một số khác lại nằm sâu trong khoang ngực, khoang bụng.

Trong dịch bạch huyết có chứa các tế bào bạch cầu và các thứ khác giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng. Khi chất dịch này di chuyển qua mạch bạch huyết - một mạng lưới tĩnh mạch chạy song song với hệ thống tuần hoàn máu, được lọc bởi các tuyến bạch huyết (hạch) - thì bất kỳ một điều gì bất thường, ví dụ như các tác nhân truyền nhiễm hay tế bào ung thư, sẽ bị bắt giữ để trung hòa.

Ngoài ra, các hạch bạch huyết cũng có thể đáp ứng với hiện tượng dị ứng xảy ra trên da hoặc gần mũi, họng và tai vì vậy các hạch bạch huyết có thể bị sưng nếu trẻ bị côn trùng cắn hoặc bị sốt - đây là một phản ứng bình thường của cơ thể.

2. Hạch bạch huyết nằm ở đâu trên cơ thể?

Hạch bạch huyết có hình tròn hoặc bầu dục, cấu trúc nhỏ, mềm, các hạch được kết nối với nhau thông qua mạch bạch huyết tạo thành chuỗi trải khắp cơ thể người, bao gồm:

  • Vùng chẩm - phía sau đầu, phía trước và sau tai.
  • Vùng dưới hàm và dưới cằm, mặt, cổ và phía trên xương đòn.
  • Phía trên xương đòn, vùng nách và dưới khuỷu tay.
  • Ở phía sau đầu gối.
  • Vùng bẹn.
  • Cổ tử cung trước và sau.

Hạch bạch huyết có thể nằm ở nhiều vị trí trên cơ thể của trẻ như: cổ, vùng bẹn...
Hạch bạch huyết có thể nằm ở nhiều vị trí trên cơ thể của trẻ như: cổ, vùng bẹn...

3. Nguyên nhân gây sưng hạch ở trẻ em

Hệ thống hạch bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch cơ thể vì vậy khi trẻ em đang phải chống lại tình trạng nhiễm trùng, dị ứng hoặc chấn thương thì các hạch có thể sưng to. Thực tế, hạch của trẻ em có thể to hơn hạch của người lớn do đó chúng dễ được cảm nhận và phát hiện hơn.

Mặt khác, nhiều trẻ em bị sưng các hạch do bị nhiễm trùng thường xuyên, dẫn tới phản ứng ở các hạch xung quanh khu vực nhiễm trùng. Ví dụ như:

Các hạch có thể tồn tại trên một tháng sau khi tình trạng nhiễm trùng ở trẻ đã hết.

4. Triệu chứng sưng hạch bạch huyết ở trẻ em

Bệnh bạch huyết xuất hiện khi cơ thể trẻ đang chống lại tình trạng nhiễm trùng, lúc này các hạch sẽ sưng lên. Trẻ em chính là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên, các bệnh nhiễm trùng mới, bởi vậy hạch bạch huyết của trẻ thường to hơn người lớn. Những dấu hiệu này cho thấy hệ thống miễn dịch của bé đang hoạt động tốt trong việc chống lại các bệnh nhiễm trùng, do đó bạn không cần phải lo lắng quá nhiều nếu thấy trẻ nổi hạch bạch huyết.

Ngoài triệu chứng sưng các tuyến, bác sĩ sẽ tìm kiếm thêm các triệu chứng khác, như kích thước, vị trí hạch, tính đồng nhất của hạch (mềm, chắc hay cao su), đây là những gợi ý để xem tình trạng này có thể là bình thường hay không.

Trên thực tế các bạn có thể sờ thấy hạch ở vùng cổ con của bạn, thậm chí ngay cả khi bé khỏe mạnh. Nếu các bạn phát hiện thấy hạch có kích thước nhỏ hơn 1,2cm và trẻ không có biểu hiện gì khác thì đây là hạch bình thường. Khi đó bạn không cần phải tìm kiếm thêm bởi vì bạn luôn có thể thấy thêm một số hạch nữa đặc biệt là ở vùng cổ, nách và bẹn. Các triệu chứng liên quan khác như sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, trẻ bị sụt cân, mệt mỏi và đổ mồ hôi về đêm có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn.

Theo đó, nếu các bậc cha mẹ thấy xuất hiện các dấu hiệu sau đây có thể đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân:

  • Trẻ nổi hạch toàn thân.
  • Hạch có kích thước lớn hơn 25mm.
  • Hạch vẫn to và tồn tại sau điều trị.
  • Hạch sưng to lan sang các vị trí khác trên cơ thể.
  • Các hạch sưng có tính chất cứng, không đau và không di động.
  • Trẻ bị sụt cân không giải thích được hoặc trẻ bị đổ mồ hôi đêm.
  • Hạch vùng cổ sưng to gây khó thở, khó nuốt.
  • Vùng da chỗ hạch sưng đỏ.
  • Bé kêu đau ở vùng hạch sưng.
  • Trẻ bị đau họng.
  • Trẻ dưới 1 tháng tuổi.
  • Hạch sưng to ở nhiều nơi.
  • Không có lý do giải thích cho tình trạng hạch sưng to.

Tình trạng sưng hạch bạch huyết thường không có lý do giải thích
Tình trạng sưng hạch bạch huyết thường không có lý do giải thích

5. Điều trị sưng hạch ở trẻ em như thế nào?

Tùy vào từng nguyên nhân gây sưng hạch ở trẻ mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị bệnh khác nhau, ví dụ, hạch sưng do nhiễm khuẩn như viêm họng, thì trẻ có thể cần sử dụng kháng sinh. Còn nếu trẻ bị sưng hạch do nhiễm vi khuẩn thì chỉ cần điều trị các triệu chứng.

Trong một số ít trường hợp, hạch sưng do bị viêm nhiễm thực sự, khi đó hạch sẽ to, vùng da xung quanh hạch sẽ đỏ và hạch đau nhiều. Khi này trẻ có thể cần dùng kháng sinh và dẫn lưu nhiễm trùng. Việc sử dụng thuốc hạ sốt Acetaminophen hoặc Ibuprofen là cần thiết khi trẻ sốt trên 39 độ C hoặc đau.

Ngoài ra cần tránh việc ép, nén hạch bởi việc làm này có thể khiến cho hạch không thể co lại như bình thường. Sau khi điều trị xong, kích thước hạch sẽ trở lại bình thường một cách chậm chạp từ 2 - 4 tuần sau và chúng sẽ không biến mất hoàn toàn.

Trẻ bị sưng hạch không phải là một tình trạng quá nguy hiểm như mọi người vẫn hay tưởng tượng nhưng cũng không vì thế mà các bậc cha mẹ có thể chủ quan khi thấy các dấu hiệu bất thường. Để kiểm soát tốt hơn, các bậc cha mẹ có thể chú ý theo dõi hoặc đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để, tìm ra nguyên nhân gây sưng hạch ở trẻ để có biện pháp xử lý thích hợp nhất. Tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Hiện tại, Bệnh viện đa khoa Quốc tế VinmecGói khám sức khỏe tổng quát trẻ em. Khi sử dụng Gói khám, trẻ được khám toàn diện, từ mắt, răng miệng, huyết áp, cân nặng đến làm các xét nghiệm cần thiết, kết hợp với chẩn đoán bằng hình ảnh. Gói khám giúp bạn kiểm tra tổng thể sức khỏe cho bé, sàng lọc triệu chứng để sớm phát hiện và điều trị nếu cần.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe