Làm sao để hết mồ hôi trộm ở trẻ?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là hiện tượng trẻ bị ra nhiều mồ hôi mặc dù thời tiết không nóng và trẻ cũng không đang hoạt động nhiều. Trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều nhất là vào ban đêm. Vậy bé bị đổ mồ hôi trộm có đáng lo hay không? Làm sao để hết mồ hôi trộm ở trẻ? Bài viết dưới đây cho các bạn hiểu rõ hơn.

1. Mồ hôi trộm là gì?

Đổ mồ hôi trộm là những đợt ra mồ hôi vào ban đêm nhiều đến mức làm ướt áo quần và giường ngủ, thường khiến chúng ta nghĩ đến tình trạng bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.

Đổ mồ hôi trộm về đêm khiến chúng ta thức giấc vì đổ mồ hôi trộm khi ngủ quá nhiều. Nếu đắp quá nhiều chăn khi ngủ, hoặc phòng ngủ quá nóng cũng dẫn đến tình trạng này.

Mồ hôi trộm bao gồm các thành phần như nước, muối và các chất cặn bã. Trong đó, nước chiếm đến hơn 90%. Chính vì thế, nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, cơ thể của trẻ sẽ bị mất đi một lượng nước và muối rất lớn, dẫn tới mệt mỏi, và dần dần là suy kiệt.

Bệnh đổ mồ hôi trộm rất phổ biến, xuất hiện ở nam và nữ, ở người lớn và trẻ nhỏ.

Trắc nghiệm: Nhận biết sớm dấu hiệu chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ

Nếu 6 tuổi không biết đếm số, 7 tuổi vẫn chưa phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng thì có thể bé chậm phát triển thể chất và trí tuệ hơn so với bạn bè cùng lứa. Bạn đã nhận biết được các dấu hiệu bất thường sớm này chưa? Cùng làm nhanh bài trắc nghiệm sau để trang bị thêm kiến thức cho mình nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2. Phân loại mồ hôi trộm

Có 2 loại mồ hôi trộm là Mồ hôi trộm sinh lý và Mồ hôi trộm bệnh lý.

  • Mồ hôi trộm sinh lý: Ở trẻ, sự trao đổi chất diễn ra mạnh hơn so với người lớn và hiện tượng đổ mồ hôi trộm nhiều hơn chính là cách để cơ thể của bé được tỏa nhiệt. Trong trường hợp này, mồ hôi trộm không gây tác động xấu đến sức khỏe của trẻ.
  • Mồ hôi trộm bệnh lý: Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ mắc một số bệnh như còi xương,.... Dấu hiệu nhận biết là trẻ đổ mồ hôi rất nhiều nhưng không phải do yếu tố thời tiết, môi trường, đặc biệt khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, bé đổ mồ hôi rất nhiều.

Bên cạnh hiện tượng đổ mồ hôi, trẻ còn có những biểu hiện khác như ăn uống kém, đầu xương to, ngực nhô,... Những nơi thường xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhiều nhất là vùng lưng, trán, nách, hay bàn tay, bàn chân,...


Trẻ bị còi xương dễ mắc mồ hôi trộm bệnh lý
Trẻ bị còi xương dễ mắc mồ hôi trộm bệnh lý

3. Nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm

Nếu trẻ thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vì thế, cha mẹ phải đặc biệt lưu ý và theo dõi trẻ, cần đưa trẻ đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Một số nguyên nhân như sau:

  • Thiếu vitamin D: Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, khi xương của trẻ đang được phát triển mạnh, nếu bị thiếu vitamin D cũng sẽ dẫn tới trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều. Đặc biệt, một số trẻ sinh non, bị nhẹ cân, còi xương, rối loạn tiêu hóa hay mắc những bệnh nhiễm khuẩn thì cũng dẫn tới thiếu vitamin D và bị đổ mồ hôi trộm.
  • Chứng tăng tiết mồ hôi: Bạn có thể đã biết về chứng tăng tiết mồ hôi ở người lớn với biểu hiện là bàn tay và bàn chân hay dính ướt do thường xuyên bị ra mồ hôi. Hội chứng này cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ. Nghĩa là khi ở trong căn phòng mát mẻ, thoáng đãng, nhưng trẻ vẫn tiết nhiều mồ hôi.
  • Mắc bệnh tim bẩm sinh: Các bậc phụ huynh lưu ý, nếu hiện tượng mồ hôi trộm ở trẻ không chỉ xảy ra trong khi ngủ mà còn diễn ra trong các hoạt động khác thì nguyên nhân có thể đến từ các bệnh lý về tim mạch.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Những trẻ sinh non có thể gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ. Hiện tượng này có thể kéo dài trong khoảng 20 giây, khi đó da bé tái nhợt kèm theo tiếng thở khò khè và cơ thể bé tiết ra nhiều mồ hôi.
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS: Trường hợp bé ngủ trong phòng quá nóng bức, không khí ngột ngạt sẽ có thể dẫn tới hội chứng đột tử SIDS. Phòng ngủ quá bí, khiến bé ngủ li bì, ra mồ hôi trộm nhiều và có thể ngừng thở.

Trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh có thể bị chứng mồ hôi trộm
Trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh có thể bị chứng mồ hôi trộm

4. Triệu chứng của mồ hôi trộm

  • Trẻ có mồ hôi trộm thường ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay – bàn chân, vì đó là nơi có nhiều tuyến mồ hôi nằm dưới da.
  • Dấu hiệu thường gặp ở trẻ là quấy khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không yên giấc, hay giật mình thức giấc nửa đêm. Theo lời chuyên khoa nhi khoa, trẻ con thường hay đổ mồ hôi ở giai đoạn ngủ sâu và có khả năng đổ mồ hôi trộm khi ngủ cao hơn người lớn vì hệ thống điều chỉnh nhiệt độ còn non nớt. Bên cạnh đó, bé có tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi so với kích thước cơ thể khá cao.

5. Các biện pháp khắc phục mồ hôi trộm ở trẻ em

Làm thế nào khi trẻ hết mồ hôi trộm mà cha mẹ cần biết? Để khắc phục tình trạng này cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:

  • Bổ sung vitamin D: Có rất nhiều cách để bổ sung vitamin D. Cha mẹ có thể cho bé tắm nắng buổi sáng vào các khung giờ 6 đến 9 giờ (mùa hè) và từ 9 đến 10 giờ (mùa đông). Lưu ý, chỉ để da của bé tiếp xúc với ánh sáng, không nên cho mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Để cơ thể trẻ luôn mát mẻ, thoải mái: Tạo không gian rộng, thoáng mát và phòng ngủ không bí bách, ngột ngạt. Giúp trẻ vệ sinh sạch sẽ và bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng. Phụ huynh nên cho trẻ ăn các loại rau củ quả có tính mát như bí đao, cam, rau má, cải ngọt,... Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm nóng, chứa nhiều dầu mỡ để tránh ra nhiều mồ hôi, khiến trẻ ngứa và nổi mụn.

Bổ sung vitamin D giúp trẻ cải thiện các triệu chứng của tình trạng mồ hôi trộm
Bổ sung vitamin D giúp trẻ cải thiện các triệu chứng của tình trạng mồ hôi trộm

Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%. Biểu hiện bé thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, và có 1 số triệu chứng quan sát được như trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ. Bên cạnh việc bổ sung kẽm hợp lý, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... cho con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe