Ăn Gluten sớm làm tăng nguy cơ mắc bệnh Celiac đối với một số trẻ em

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Ăn gluten trước 5 tuổi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh celiac ở trẻ em hoặc phát triển chứng không dung nạp gluten nếu chúng có kiểu gen HLA. Còn đối với những đứa trẻ khỏe mạnh, không có kiểu gen HLA thì không cần tránh tiêu thụ những thực phẩm chứa gluten.

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 450 trẻ em có kiểu gen cụ thể trong 5 năm đầu đời của chúng, ghi lại lượng gluten của mỗi đứa trẻ trong thời gian đó. Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ có lượng gluten cao hơn trong giai đoạn đó sẽ tăng 6,1% nguy cơ biểu hiện phản ứng miễn dịch với gluten. Trẻ em ăn nhiều hơn lượng gluten thông thường có nguy cơ phát triển bệnh celiac tăng 7,2%. Kết quả của nghiên cứu không áp dụng cho trẻ em nói chung, chỉ những trẻ có kiểu gen HLA.

1. Trẻ có lượng gluten cao trong giai đoạn dưới 5 tuổi sẽ tăng nguy cơ phản ứng miễn dịch với gluten

Trẻ em ăn nhiều gluten trong những năm đầu đời có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh celiac, theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí JAMA.

Các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã theo dõi 6.605 trẻ em từ sơ sinh đến 5 tuổi. Họ ghi lại lượng gluten của mỗi đứa trẻ trong khoảng thời gian 3 ngày vài tháng một lần trong những năm đầu này.

Vào cuối giai đoạn quan sát, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ em ăn lượng gluten cao hơn có nhiều khả năng phát triển bệnh tự miễn dịch celiac (sự hiện diện của các kháng thể trong máu cho thấy bệnh celiac có thể phát triển).

Những trẻ có lượng gluten cao hơn trong giai đoạn đó sẽ tăng 6,1% nguy cơ biểu hiện phản ứng miễn dịch với gluten. Ngoài ra, ăn nhiều hơn lượng gluten thông thường cũng có nguy cơ (tăng 7,2%) phát triển bệnh celiac ở trẻ em. Đối với mỗi gam gluten hấp thụ mỗi ngày, nguy cơ phát triển tình trạng bệnh tăng lên.

Trong quá trình nghiên cứu kéo dài từ năm 2004 đến năm 2010, 1.216 trẻ em hoặc khoảng 20% những người tham gia nghiên cứu đã phát triển khả năng tự miễn bệnh celiac. Khoảng 7% (tương đương 450 trẻ em) phát triển bệnh celiac. Hầu hết các chẩn đoán đến từ độ tuổi 2 đến 3.

2. Gluten và gen của bạn

Những đứa trẻ có khuynh hướng phát triển bệnh celiac và nhạy cảm với gluten đều mang kiểu gen liên quan đến bệnh tiểu đường loại 1 và bệnh celiac, vì vậy chúng có nhiều khả năng mắc bệnh celiac hơn dân số chung. Ăn nhiều gluten hơn có thể kích hoạt các kháng thể được hình thành. Nghiên cứu không xem xét những người không có kiểu gen.

Vì lý do đó, kết quả của nghiên cứu có thể ấn tượng hơn một chút so với khả năng xảy ra trong một nhóm không bao gồm tất cả các cá nhân có khuynh hướng.

Gluten là một loại protein được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Nó giúp tạo thành “chất keo” giữ các thực phẩm này lại với nhau và là thành phần thiết yếu của nhiều loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như mì ống, bánh mì và bánh ngọt.

Những người nhạy cảm với protein thường không thể ăn những thực phẩm này vì họ sẽ bị chuột rút, đầy bụng, tiêu chảyrối loạn tiêu hóa (GI).

Mặt khác, bệnh Celiac là một bệnh tự miễn dịch. Ở những người bị bệnh celiac, cơ thể sẽ tấn công và làm tổn thương lớp niêm mạc của ruột non. Theo thời gian, điều đó có thể ngăn cản sự hấp thụ chất dinh dưỡng.


Ăn gluten trước 5 tuổi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh celiac ở trẻ em hoặc phát triển chứng không dung nạp gluten nếu chúng có kiểu gen HLA.
Ăn gluten trước 5 tuổi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh celiac ở trẻ em hoặc phát triển chứng không dung nạp gluten nếu chúng có kiểu gen HLA.

3. Vậy trẻ em có nên tránh gluten không?

Bệnh Celiac và nhạy cảm với gluten không có cách chữa trị. Tuy nhiên, phần lớn có thể tránh được các triệu chứng đau đớn và khó chịu nếu trẻ tránh được các thực phẩm chứa gluten.

Mặc dù kết quả của nghiên cứu gần đây có thể cho thấy rằng việc tiếp xúc với gluten có thể dẫn đến sự phát triển của các tình trạng liên quan đến gluten, nhưng kết quả có thể không áp dụng cho tất cả các trẻ, bởi vì nghiên cứu này được thực hiện với những trẻ em có gen cụ thể đối với bệnh celiac.

Do đó, đối với những đứa trẻ khỏe mạnh, không có những kiểu gen HLA thì không có lý do gì để tránh tiêu thụ những thực phẩm chứa gluten.

Tóm lại, khi con bạn bắt đầu ăn thức ăn rắn, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ có thể đề nghị cho con bạn kiểm tra các kiểu gen liên quan đến bệnh celiac và bệnh tiểu đường loại 1 nếu tiền sử gia đình mắc một trong hai bệnh này.

Nếu kết quả cho thấy con bạn có khuynh hướng mắc bệnh, bạn có thể tư vấn với bác sĩ để lập một kế hoạch ăn kiêng nhằm giúp trẻ tránh bị đau dạ dày và có thể bỏ qua chẩn đoán trong tương lai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

Healthline. Eating-gluten-early-in-life-tied-to-childrens-higher-risk-of-celiac-disease

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe