Khàn tiếng là gì?

Khàn tiếng hay khản tiếng là tình trạng thay đổi giọng nói thường hay gặp trong các trường hợp liên quan đến khô hoặc ngứa rát họng. Đây cũng là triệu chứng thường bắt nguồn từ các vấn đề liên quan đến dây thanh âm và có thể là từ viêm thanh quản. Nếu khàn tiếng kéo dài lớn hơn 10 ngày thì cần đến các cơ sở y tế nhanh chóng bởi khàn tiếng có thể do các nguyên nhân y học nghiêm trọng khác.

1. Nguyên nhân gây khàn tiếng

Khàn tiếng thường do viêm nhiễm đường hô hấp trên, chủ yếu từ virus. Trong đó viêm thanh quản là nguyên nhân khàn tiếng hay gặp nhất. Viêm thanh quản là tình trạng thanh quản hoặc dây thanh âm bị viêm do nhiễm trùng, kích thích hoặc làm việc “quá nhiều”.

Viêm thanh quản dưới 3 tuần gọi là viêm thanh quản cấp tính. Viêm thanh quản kéo dài trên 3 tuần được gọi là viêm thanh quản mạn tính. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm thanh quản: nhiễm virus; nhiễm vi khuẩn hay các yếu tố môi trường (khói thuốc, chất gây dị ứng, độ ẩm thấp...)

Một số nguyên nhân thường gặp gây khàn tiếng hoặc làm khàn tiếng nặng hơn:

  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Hút thuốc lá
  • Uống rượu hoặc đồ uống có chứa caffein
  • La hét, hát kéo dài hoặc các nguyên nhân khác gây “quá tải” dây thanh âm
  • Dị ứng
  • Hít phải các chất độc
  • Ho nặng và kéo dài

Các nguyên nhân gây khàn tiếng ít gặp hơn:

Các nguyên nhân cơ học làm tổn thương vùng họng ví dụ như đặt nội khí quản.

  • Nam giới tuổi dậy thì (giọng trầm hơn)
  • Suy giáp nặng
  • Phình động mạch chủ ngực
  • Các rối loạn thần kinh cơ làm suy giảm chức năng thanh quản

2. Khi nào khàn tiếng cần đến gặp bác sĩ?


Cần đi khám nếu tình trạng khàn tiếng kéo dài trên 10 ngày
Cần đi khám nếu tình trạng khàn tiếng kéo dài trên 10 ngày

Khàn tiếng nói chung không phải tình trạng cấp cứu tuy nhiên có thể liên quan đến một số tình trạng nghiêm trọng.

Cần đi khám bác sỹ ngay nếu tình trạng khàn tiếng kéo dài trên 1 tuần ở trẻ em và trên 10 ngày ở người lớn.

Cần đi khám bác sĩ ngay nếu khàn tiếng đi kèm thêm chảy nước nhãi ở trẻ nhỏ hay khó thở hoặc khó nuốt.

3. Các biện pháp làm giảm tình trạng khàn tiếng?

  • Cho phép thanh quản và dây thanh âm của bạn nghỉ ngơi trong vài ngày: hạn chế nói chuyện hoặc la hét. Không nói thì thầm vì có thể làm căng dây thanh âm nặng hơn.
  • Uống nhiều nước hoặc trái cây nhiều nước: có thể giúp giảm triệu chứng và làm dịu họng.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn hay caffein: vì có thể làm khô họng và làm khàn tiếng nặng hơn.
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí.
  • Tắm nước nóng.
  • Hạn chế hoặc dừng hút thuốc vì hút thuốc gây khô và kích thích họng.
  • Loại bỏ tác nhân gây dị ứng trong môi trường nếu có.
  • Không sử dụng các thuốc xịt làm khô và kích thích mũi.

Đến gặp bác sĩ nếu các biện pháp trên không làm giảm triệu chứng khàn tiếng của bạn.

4. Có thể dự phòng khàn tiếng được không?


Dừng hút thuốc và tránh hút thuốc thụ động
Dừng hút thuốc và tránh hút thuốc thụ động

Thay đổi 1 số hành vi hay yếu tố môi trường giúp bảo vệ dây thanh âm, thanh quản và dự phòng tình trạng khàn tiếng:

  • Dừng hút thuốc và tránh hút thuốc thụ động: hít khói thuốc lá gây kích thích dây thanh âm và thanh quản, làm khô rát họng.
  • Rửa tay thường xuyên: Khàn tiếng thường do nhiễm trùng đường hô hấp trên. Vệ sinh tay thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp trên.
  • Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày để giữ họng không bị khô.
  • Tránh la hét hoặc nói to trong thời gian dài
  • Hạn chế đồ uống có caffein và cồn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe