Đổ mồ hôi bất thường: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Bác sĩ Hồi Sức cấp cứu, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Mồ hôi đổ nhiều bất thường không liên quan đến nhiệt độ hoặc hoạt động thể chất. Đừng chủ quan khi không hoạt động mà vẫn đổ nhiều mồ hôi vì đó là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe.

1. Nguyên nhân

Đổ mồ hôi là cơ chế tự làm mát của cơ thể. Hệ thần kinh của chúng ta tự động kích hoạt các tuyến mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. Đổ mồ hôi cũng hay thường xảy ra, đặc biệt trong lòng bàn tay khi chúng ta lo lắng.

Thể thường gặp nhất của tăng tiết mồ hôi được gọi là tăng tiết mồ hôi khu trú nguyên phát. Đối với thể này, những dây thần kinh chịu trách nhiệm thông báo cho các tuyến mồ hôi trở nên tăng động, thậm chí khi chúng không được kích hoạt do hoạt động thể chất hoặc tăng nhiệt độ. Với căng thẳng và lo lắng, vấn đề này thậm chí còn nghiêm trọng. Thể tăng tiết mồ hôi này thường xảy ra trong lòng bàn tay và đôi khi ở mặt.

Không có nguyên nhân y tế của thể tăng tiết mồ hôi này, nó có thể có yếu tố di truyền, bởi vì đôi khi nó xuất hiện giữa các thành viên trong gia đình.


Rối loạn hệ thần kinh dẫn tới đổ mồ hôi nhiều
Rối loạn hệ thần kinh dẫn tới đổ mồ hôi nhiều

Tăng tiết mồ hôi thứ phát xuất hiện khi đổ mồ hôi quá nhiều do một vấn đề sức khỏe, thường ít gặp hơn. Nó có xu hướng gây đổ mồ hôi khắp cơ thể. Các tình trạng có thể gây ra đổ mồ hôi quá mức bao gồm:

  • Tiểu đường
  • Trào huyết mãn kinh
  • Các vấn đề tuyến giáp
  • Hạ đường huyết
  • Một số loại ung thư
  • Nhồi máu cơ tim
  • Rối loạn hệ thần kinh
  • Nhiễm trùng

Một số loại thuốc nhất định cũng có thể gây đổ mồ hôi quá mức, như cai nghiện Opioid.

Trắc nghiệm: Bận rộn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không?

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta vì quá bận rộn mà quên chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Ai cũng biết rằng lịch trình làm việc cả ngày có thể khiến bạn kiệt sức, nhưng cụ thể bận rộn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng làm thử bài trắc nghiệm dưới đây.

2. Triệu chứng

Hầu hết mọi người đổ mồ hôi khi tập luyện hoặc gắng sức, trong môi trường nóng nực, hoặc lo lắng hay căng thẳng. Tuy nhiên, lượng mồ hôi đổ ra do tăng tiết mồ hôi hơn xa mức bình thường.

Tăng tiết mồ hôi thường ảnh hưởng đến tay, chân, nách hoặc mặt gây ra ít nhất một đợt một tuần, trong lúc thức và thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể.

3. Biến chứng

Các biến chứng của tăng tiết mồ hôi bao gồm

  • Nhiễm trùng. Những người đổ mồ hôi nhiều sẽ dễ bị nhiễm trùng da.
  • Ảnh hưởng đến đời sống xã hội và cảm xúc. Bàn tay dơ hoặc mướt mồ hôi và áo quần ướt đẫm gây nhiều lúng túng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến việc theo đuổi công việc và mục tiêu học tập.

4. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Một số trường hợp đổ mồ hôi quá nhiều là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều đi kèm với chóng mặt, đau ngực hoặc buồn nôn.

Hãy đi khám bác sĩ nếu:

  • Đổ mồ hôi làm gián đoạn thói quen hàng ngày

Khám bác sĩ vấn đề đổ mồ hôi nhiều
Khám bác sĩ vấn đề đổ mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi gây khó khăn về mặt tình cảm hoặc chướng ngại giao tiếp xã hội

  • Đột nhiên đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường
  • Bị đổ mồ hôi đêm mà không có lý do rõ ràng

Điều trị tăng tiết mồ hôi thường có tác dụng, bắt đầu với các chất ngăn tiết mồ hôi cường độ theo toa. Nếu điều trị các chất ngăn tiết mồ hôi không đáp ứng, người bệnh có thể cần thử các loại thuốc và phương pháp điều trị khác. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ tuyến mồ hôi hoặc ngắt kết nối các dây thần kinh chịu trách nhiệm gây quá sản mồ hôi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe