Thuốc giấm táo: Bạn có nên dùng chúng?

Giấm táo được biết đến với nhiều công dụng khác nhau, chúng không chỉ có tác dụng giảm cân, giảm cholesterol mà còn giảm một lượng đường lớn trong máu. Thuốc giấm táo được làm từ chính loại giấm này, vậy bạn có nên dùng thuốc giấm táo hay không?

1. Thuốc giấm táo có thành phần như thế nào?

Giấm táo được làm bằng cách lên men táo với men và vi khuẩn. Các chất bổ sung ở dạng thuốc viên chứa một dạng giấm đã được khử nước. Hầu hết mọi người có thể chọn uống thuốc giấm táo thay vì giấm táo nếu họ không thích mùi giấm.

Lượng giấm táo trong các viên thuốc thay đổi tùy theo nhãn hiệu, nhưng thông thường, một viên nang chứa khoảng 500 mg, tương đương với hai muỗng cà phê giấm táo (10 ml). Ngoài ra, một số thương hiệu còn bổ sung thêm một số thành phần khác vào giấm táo làm thuốc để hỗ trợ quá trình trao đổi chất, chẳng hạn như ớt cayenne.


Giấm táo có nhiều công dụng tuyệt vời
Giấm táo có nhiều công dụng tuyệt vời

2. Công dụng và lợi ích có thể có của thuốc giấm táo

Có rất ít nghiên cứu về tác dụng của thuốc giấm táo. Những lợi ích của thuốc giấm táo được cho là dựa trên các nghiên cứu xem xét thành phần của giấm táo hoặc acid axetic là hợp chất hoạt động chính của giấm táo.

Mặc dù các nghiên cứu này rất hữu ích trong việc dự đoán tác dụng có thể có của thuốc giấm táo, nhưng rất khó để đánh giá các tác dụng tương tự của giấm táo khi sử dụng giấm táo ở dạng thuốc.

Các nhà khoa học nghi ngờ rằng các hợp chất trong giấm táo có thể làm giảm sản xuất chất béo và cải thiện khả năng sử dụng đường của cơ thể, dẫn đến hầu hết các lợi ích sức khỏe của nó. Một số lợi ích của giấm táo được khoa học ủng hộ bao gồm:

2.1. Kiểm soát nấm men và các loại nấm khác

Những người tạo ra thuốc giấm táo ACV tuyên bố rằng nó có thể có tác dụng giúp điều trị một số loại nhiễm nấm, chẳng hạn như nhiễm nấm Candida. Candida là loại nấm gây ra nhiễm trùng nấm âm đạo và nấm miệng. Candida bên trong miệng cũng có thể gây nên nhiễm trùng răng giả.

Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy khi một hàm răng giả được ngâm trong 4% ACV có thể ngăn Candida bám vào răng giả. Ngâm răng giả trong 30 phút cũng không ảnh hưởng đến độ nhám bề mặt của răng giả, cũng không làm thay đổi màu sắc của chúng. Điều này cho thấy rằng một hàm giả ngâm dung dịch có chứa ACV có thể là một cách an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm nấm của răng giả. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy thuốc ACV sẽ có tác dụng này.


Thuốc giấm táo có tác dụng điều trị nấm Candida
Thuốc giấm táo có tác dụng điều trị nấm Candida

2.2. Giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Lipid là chất béo trong máu và các mô cơ thể. Nồng độ lipid đặc hiệu cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Những người ủng hộ thuốc giấm táo ACV tuyên bố rằng nó có thể làm giảm mức lipid trong máu gây hại cho sức khỏe, chẳng hạn như triglyceridecholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL), hoặc cholesterol xấu.

Một nghiên cứu trên động vật năm 2011 đã điều tra tác động của thuốc giấm táo ACV ở chuột với chế độ ăn nhiều cholesterol. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ACV hạ thấp mức triglyceride của chuột. Tuy nhiên, ACV cũng tăng mức cholesterol LDL và cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), hay cholesterol tốt.

Cho đến nay, các nghiên cứu về thuốc giấm táo ACV và bệnh tim chủ yếu tập trung vào động vật. Do đó, không thể kết luận ảnh hưởng của thuốc giấm táo ACV đối với sức khỏe con người.

2.3. Điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy thuốc giấm táo ACV có đặc tính kháng khuẩn có hiệu quả chống lại các chủng vi khuẩn khác nhau. Điều này cho thấy ACV có thể hữu ích như một chất khử trùng vi khuẩn. Tuy nhiên, sử dụng ACV để điều trị vết thương có thể gây kích ứng và thậm chí làm bỏng da.


Thuốc giấm táo ACV có khả năng điều trị bỏng da
Thuốc giấm táo ACV có khả năng điều trị bỏng da

2.4. Kiểm soát đường huyết và tiểu đường

Uống thuốc giấm táo ACV vào giờ ăn có thể có tác dụng tốt cho những người bị rối loạn chuyển hóa. Một số người cho rằng thuốc giấm táo ACV có thể chữa bệnh tiểu đường. Mặc dù hiện vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào để hỗ trợ cho tuyên bố này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu nhỏ đã cho thấy kết quả thuốc giấm táo ACV có thể giúp kiểm soát đường huyết.

Một phân tích tổng hợp năm 2017 cho thấy tiêu thụ thuốc giấm táo ACV vào bữa ăn giúp giảm mức đường huyết và insulin sau bữa ăn. Đây là trường hợp cho những người bị rối loạn chuyển hóa.

Một nghiên cứu khác cho thấy khi sử dụng 1 gam axit axetic là hoạt chất chính trong giấm táo, và trộn với dầu ô liu có thể làm giảm 34% phản ứng đường trong máu ở người trưởng thành khỏe mạnh sau khi ăn bánh mì trắng.

Hay đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 2, uống hỗn hợp hàng ngày gồm hai muỗng canh (30ml) giấm táo và nước làm giảm mức đường huyết lúc đói xuống 4% chỉ sau hai ngày


Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng thuốc giấm táo
Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng thuốc giấm táo

3. Một số tác dụng phụ của thuốc giấm táo có thể xảy ra

Sử dụng giấm táo có thể dẫn đến các tác dụng phụ tiêu cực, bao gồm khó tiêu, kích ứng họng và làm giảm kali. Những ảnh hưởng này rất có thể xảy ra do tính acid của giấm. Cho nên, tiêu thụ lâu dài giấm táo cũng có thể phá vỡ cân bằng acid-base của cơ thể.

Một nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ đồ uống có chứa khoảng 25 gam giấm táo cùng với bữa sáng sẽ cảm thấy có hiện tượng buồn nôn hơn so với những người không sử dụng.

Hay đánh giá về sự an toàn của thuốc giấm táo đã báo cáo rằng một phụ nữ bị kích thích và khó nuốt trong sáu tháng khi viên thuốc giấm táo bị mắc kẹt trong cổ họng. Hơn nữa, ở trong một nghiên cứu trường hợp của một phụ nữ 28 tuổi, uống 250ml giấm táo hàng ngày pha với nước trong sáu năm cho biết cô đã nhập viện với mức kali thấp và tình trạng loãng xương. Không những thế, giấm táo cũng đã được chứng minh là có thể ăn mòn men răng. Trong khi thuốc giấm táo có thể không dẫn đến xói mòn răng, nhưng chúng đã được chứng minh là gây kích ứng họng và có thể có tác dụng phụ tiêu cực khác tương tự như giấm táo.


Người sử dụng thuốc giấm táo có thể gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu
Người sử dụng thuốc giấm táo có thể gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu

4. Liều lượng và lựa chọn bổ sung

Do các nghiên cứu về thuốc giấm táo còn hạn chế, đồng thời các nghiên cứu cũng không có gợi ý hoặc liều lượng tiêu chuẩn. Một số nghiên cứu hiện đang cho thấy sử dụng một lượng 15 -30ml giấm táo lỏng pha loãng với nước mỗi ngày dường như an toàn và có lợi ích cho sức khỏe. Và hầu hết các nhãn hiệu thuốc giấm táo đều khuyên dùng với số lượng tương tự.

Mặc dù liều lượng khuyến cáo của thuốc giấm táo có thể tương tự với giấm táo dạng lỏng, nhưng về sự an toàn và hiệu quả của thuốc giấm táo thì chưa có căn cứ nào có thể chứng minh là có sự tương đồng với giấm táo dạng lỏng. Không những thế, hàm lượng giấm táo được báo cáo trong thuốc có thể không chính xác cùng với việc các loại thuốc giấm táo có thể chứa thêm các thành phần khác nữa.

Trên thực tế, một nghiên cứu đã phân tích tám viên thuốc giấm táo của các nhãn hàng khác nhau và thấy rằng các thành phần được báo cáo của chúng đều không nhất quán và không chính xác.

Cho nên, nếu bạn đang muốn thử dùng thuốc giấm táo, hãy cân nhắc tới những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, tiêu thụ giấm táo ở dạng lỏng pha loãng với nước có thể là cách tốt nhất để biết chính xác những gì bạn đang ăn.

Tóm lại, giấm táo ở dạng lỏng có thể hỗ trợ giảm cân, kiểm soát lượng đường trong máu và mức cholesterol cao. Những người không thích mùi giấm hoặc mùi vị mạnh của giấm có thể cân nhắc trong lựa chọn sử dụng thuốc giấm táo. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào làm rõ thuốc giấm táo có lợi ích sức khỏe tương tự như giấm táo dạng lỏng; hay chúng có an toàn với liều lượng tương tự với giấm táo dạng lỏng. Bởi vì, những chất bổ sung này không được quy định bởi FDA và có thể chứa lượng giấm táo khác nhau hoặc các thành phần khác không được xác định, gây khó khăn cho việc đánh giá sự an toàn của chúng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, medicalnewstoday.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe