Những người bị suy tim có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh bằng cách giảm lượng natri trong chế độ ăn uống. Natri là một khoáng chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là muối
1. Suy tim và chế độ ăn ít muối
Ăn quá nhiều muối khiến cơ thể bị tích nước. Theo thời gian, chất lỏng tích tụ trong cơ thể có thể gây ra các bệnh lý như: tăng huyết áp và gây áp lực cho tim. Hơn nữa, muối làm các triệu chứng của suy tim trở nên nghiêm trọng hơn. Về lâu dài, còn gây tổn thương thận. Ngoài ra, khi thực hiện chế độ ăn ít muối còn có tác dụng kiểm soát huyết áp và phù nề.
Theo khuyến cáo, bệnh nhân suy tim không nên ăn quá 2.300 miligam muối mỗi. Ăn ít hơn 1.500 mg muối mỗi ngày là hợp lý nhất. Mọi người, kể cả người khỏe mạnh cũng nên cắt giảm lượng muối ăn hàng ngày. Đối với bệnh nhân huyết áp cao càng nên cắt giảm.
Hầu hết người Mỹ nghĩ rằng muối biển là một thay thế natri thấp hơn so với muối ăn thông thường. Nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm, bởi muối biển hay muối ăn thông thường đều có cùng lượng natri. Và dù bạn ăn bất kỳ loại muối nào cũng làm tăng huyết áp.
2. Phương pháp ăn kiêng ít muối
75% lượng muối bạn ăn hàng ngày đến từ thực phẩm chế biến như súp và các thực phẩm đông lạnh. Để biết hàm lượng natri có trong thực phẩm, hãy kiểm tra nhãn của bao bì và từ đó xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.
Để hạn chế việc vô tình tiêu thụ các thực phẩm chứa hàm lượng muối cao, bạn nên sử dụng nguyên liệu tươi hoặc thực phẩm không thêm muối. Tránh sử dụng các sản phẩm đóng hộp như súp đóng hộp, món khai vị, mì ống và cơm trộn, ngũ cốc ăn liền và bánh pudding hay nước sốt.
Sử dụng rau tươi đóng hộp không thêm muối hoặc rau đóng hộp đã được rửa sạch trước khi chế biến chứng. Tránh các loại muối hỗn hợp muối tỏi, muối tiêu,...
Tuy nhiên, cắt giảm muối không có nghĩa là bạn phải ăn nhạt. Bạn có thể thực hiện pha trộn tại nhà một số gia vị lành mạnh với nhau để thay thế muối.
Hướng dẫn thực hiện: Kết hợp tất cả các thành phần vào trong bát nhỏ và trộn đều. Sau đó, bảo quản chúng ở một nơi khô ráo, thoáng mát. Công thức như sau:
Muối cay:
- 1/4 muỗng cà phê tiêu trắng xay
- 1 muỗng canh mù tạt khô
- 1/4 muỗng cà phê thì là
- 1/2 muỗng cà phê bột hành
- 1/2 muỗng cà phê bột tỏi
- 1/4 muỗng cà phê bột cà ri
- 2 muỗng cà phê bột tỏi
- 1 muỗng cà phê húng quế
- 1 muỗng cà phê oregano
- 1 muỗng cà phê vỏ chanh hoặc nước chanh
Gia vị thảo mộc
- 2 muỗng canh thì là hoặc lá húng quế
- 1 muỗng cà phê hạt giống cần tây
- 2 muỗng canh bột hành
- 1/4 muỗng lá khô oregano nghiền vụn
- Nhúm hạt tiêu xay
Gia vị cay
- 1 muỗng cà phê tiêu
- 2 muỗng cà phê ớt bột
- 1 muỗng cà phê hạt rau mùi nghiền nát
- 1 muỗng canh hương thảo
Ngay cả khi đi ăn tại nhà hàng, bạn cũng có thể cắt giảm hàm lượng muối bằng cách lựa chọn các món ăn lành mạnh:
- Đối với món khai vị: Lựa chọn ăn trái cây tươi, salad. Tránh xa súp, nước dùng, bánh mì và bánh cuộn với lớp vỏ bơ mặn. Tránh ăn dưa chua, rau đóng hộp hoặc thịt ướp muối, pho mát,...
- Đối với các món chính: Chọn thực phẩm đơn giản bao gồm thịt nướng, thịt gà, cá. Các món rau gồm: khoai tây và mì. Tránh ăn các món thịt hầm, các món trộn nước sốt.
Ngoài ra bạn cũng nên tránh nhà hàng bán thức ăn nhanh để bảo vệ tốt nhất sức khỏe tim mạch cho mình.
Nguồn tham khảo: webmd.com