Những quan niệm sai lầm về đường nâu và đường trắng là rất phổ biến. Mặc dù hai loại này được sản xuất từ cùng một nguồn, đường nâu thường được quảng cáo là một lựa chọn thay thế tự nhiên, lành mạnh hơn so với đường trắng. Hiểu được sự khác biệt và ảnh hưởng sức khỏe của hai loại đường này là đặc biệt quan trọng đối với người bị tiểu đường.
1.Giá trị dinh dưỡng
Đường nâu và trắng đều được sản xuất từ cây củ cải đường hoặc cây mía, hai loại này có bảng dinh dưỡng gần như là giống nhau.
Đường nâu thường được tạo ra bằng cách thêm mật đường vào đường trắng tinh luyện, giúp có màu đậm hơn và cung cấp một lượng nhỏ vitamin và khoáng chất. Với cùng một khẩu phần, đường nâu thường có lượng calo và carbs thấp hơn một chút so với đường trắng. Đường nâu cũng chứa nhiều canxi, sắt và kali hơn đường trắng mặc dù hàm lượng là không đáng kể.
Vì vậy, sự khác biệt nhỏ này không hề có lợi ích hay ảnh hưởng gì khác biệt lên sức khỏe người dùng.
2.Tăng lượng đường trong máu
Đường nâu và đường trắng có thành phần chủ yếu là đường sucrose hoặc đường cát. Trên chỉ số đường huyết (GI), đo lường mức độ của một số loại thực phẩm và khả năng làm tăng lượng đường trong máu của các loại này theo thang điểm từ 0 đến 100, sucrose đạt 65. Điều này có nghĩa là cả đường nâu và đường trắng đều làm tăng lượng đường trong máu nhiều bằng các loại thực phẩm ăn nhanh, như khoai tây chiên, khoai lang chiên, và bỏng ngô.
Việc duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh là vô cùng quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, việc kiểm soát chỉ số GI và lượng thực phẩm tiêu thụ là phương pháp tối ưu để có sức khỏe ổn định.
3.Đường nâu có tốt hơn đường trắng?
Đối với người bị tiểu đường, việc sử dụng đường nâu không có tác dụng lành mạnh hơn đường trắng.
Người dùng cần lưu ý rằng bất kỳ loại đường bổ sung nào cũng nên được hạn chế như là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ. Lượng đường dư thừa có liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường loại 2, béo phì và bệnh gan nhiễm mỡ.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng lượng đường dư thừa cũng làm suy yếu độ nhạy insulin, trong đó đề cập đến mức độ đáp ứng của cơ thể người với insulin- một loại hormone này điều chỉnh lượng đường trong máu.Sự nhạy cảm với insulin bị tổn thương làm giảm khả năng vận chuyển đường từ máu đến các tế bào một cách hiệu quả. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường nên đặc biệt lưu ý tới lượng đường tiêu thụ.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị hạn chế lượng đường bổ sung dưới 6 muỗng cà phê (25 gram hoặc 100 calo) mỗi ngày đối với phụ nữ và dưới 9 muỗng cà phê (37,5 gram hoặc 150 calo) mỗi ngày đối với nam giới.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo: Healthline.com