Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ như thế nào?
1. Bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai, bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Theo đó, bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán trên chỉ số: Đường huyết lúc đói ≥ 150mg %. Sau 02 giờ, uống 75g đường huyết ≥140mg%. Mức độ nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ xảy ra ở mẹ và con như sau:
1.1. Đối với người mẹ
Sản phụ đã từng bị đái tháo đường ở lần mang thai trước sẽ nặng hơn nếu đã bị bệnh.
- Mẹ bầu bị tiền sản giật hoặc sản giật ở lần mang thai trước và sẽ tăng nguy cơ cao ở lần mang thai tiếp theo.
- Mẹ bầu tăng cân trên 20kg, thai to dẫn tới tình trạng khó sinh và xảy ra tình trạng đa ối.
- Mẹ bầu ăn nhiều, uống nhiều sẽ xảy ra hiện tượng tiểu nhiều (nước tiểu có đường), bị nấm candida tái phát nhiều lần..
- Mẹ bầu bị nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận và băng huyết sau sinh.
- Mẹ bầu bị sảy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ lý do.
1.2. Đối với con
- Nếu người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến dị dạng thai, dị tật bẩm sinh về thần kinh, cơ,...
- Thai to sinh ra dễ gãy xương, sang chấn khi sinh nở
- Tăng tỷ lệ tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời từ 2-5 lần.
- Suy hô hấp, hạ đường huyết, canxi, nguy cơ đái tháo đường do di truyền.
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên do những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, mẹ bầu nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đồng thời tránh một số các thực phẩm có chỉ số đường huyết thực phẩm cao làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Trắc nghiệm: Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với thai nhi?
Không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ, tiểu đường thai kỳ còn gây nguy hại đến sự phát triển của thai nhi. Cùng làm bài trắc nghiệm sau đây để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi như thế nào nhé!Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I, Lê Hồng Liên , chuyên khoa Sản phụ khoa , Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
2. Chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ
Theo tài liệu Hướng dẫn Y khoa cho Thai kỳ đã được Viện Hàn Lâm Khoa học Quốc gia thông qua, chế độ ăn lành mạnh bao gồm có đầy đủ các chất như chất đạm, chất bột đường, chất béo và chất xơ. Theo đó, khuyến cáo với chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ như sau:
- Chất đạm: 12 – 20% tổng năng lượng ăn vào
- Chất bột đường: 50 – 55% tổng năng lượng ăn vào
- Chất béo: 25 – < 30% tổng năng lượng ăn vào
- Chất xơ: 20 – 35g/ngày.
Để tránh tình trạng đường huyết tăng cao, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, trong đó phải bao gồm 4 nhóm thực phẩm: chất tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
2.1 Một số thực phẩm người mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn
Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để không làm tăng lượng đường huyết sau khi ăn, đồng thời hạ đường máu quá nhanh lúc xa bữa ăn. Theo đó, mẹ bầu nên chia thành 3 bữa sinh và 1- 2 bữa ăn phụ.
- Về thực phẩm nhóm tinh bột
Tinh bột là dinh dưỡng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Hầu hết tinh bột đều thủy phân thành đường (glucose). Vì thế, thai phụ cần ăn tinh bột để có sức khỏe tốt và giúp thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc ăn nhiều tinh bột có thể làm tăng đường huyết, vì thế mẹ bầu nên ăn vừa đủ các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và ít làm tăng đường huyết, như: Gạo lứt, bún tươi, gạo tấm, các loại đậu nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám.
- Nhóm chất đạm
Mẹ bầu nên ăn cá, thịt nạc, các loại đậu, trứng, sữa, bởi đây đều là thực phẩm giàu chất đạm, tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Nhóm chất béo
Mẹ bầu nên sử dụng các loại thịt nạc giàu chất đạm như thịt gia cầm, thịt bò, thịt lợn và cá. Ngoài ra, nên ăn các loại hạt có dầu, sử dụng dầu thực vật để chiên xào, nấu nướng
- Nhóm rau củ
Mẹ bầu nên ăn ít nhất 500 – 600g rau xanh mỗi ngày. Theo đó, nên ăn rau trước các bữa chính để hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn, bởi rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa hấp thu chất tinh bột.
- Nhóm trái cây
Mẹ bầu nên chọn loại trái cây ít ngọt và có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp như dưa gang, bơ, dâu, thanh long, bưởi, cam ta, sơ ri, kiwi xanh,... Mẹ bầu có thể sử dụng hoa quả sau bữa ăn và nên ăn cả phần cái để tận dụng chất xơ có trong các loại hoa quả.
- Nhóm sữa và các thực phẩm từ sữa
Nhóm sữa và các thực phẩm từ sữa là nguồn cung cấp năng lượng giàu canxi và đạm cùng nhiều các dưỡng chất khác. Tuy nhiên để tránh lượng đường huyết tăng cao, mẹ bầu nên sử dụng sữa tách béo/ít béo, sữa tươi không đường, phô mai,...
Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn uống kém, suy dinh dưỡng hoặc ít lên cân thì nên tham khảo ý kiến về chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ theo chỉ định của các bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.
2.2. Một số thực phẩm mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần tránh
Để tránh lượng đường huyết tăng cao, mẹ bầu nên hạn chế ăn các thực phẩm làm tăng lượng đường như bánh kẹo, trái cây, kem, chè. Đồng thời, giảm ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, mì,.. để phòng ngừa tăng huyết áp.
Ngoài ra, các thai phụ cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo như thức ăn chiên xào, lòng đỏ trứng, lục phủ ngũ tạng, da động vật. Tránh các đồ uống có chứa nồng độ cồn và chất kích thích.
3. Một số lưu ý về chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ
Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ bầu có thể kiểm soát tốt lượng đường huyết cũng như hạn chế được tối đa biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra. Theo đó, mẹ bầu nên chú ý về chế độ ăn như sau:
- Nên phân chia các bữa ăn thành các bữa ăn phụ và bữa ăn chính, thời gian cách nhau từ 2 - 3 giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, chia đều lượng tinh bột để duy trì lượng đường huyết ổn định.
- Trong cả bữa ăn phụ và bữa ăn chính cần có một số chất đạm lành mạnh để kiểm soát lượng đường huyết và duy trì năng lượng cho cả ngày.
- Trong các bữa ăn phụ nên chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như sữa không đường, sữa chua, phô mai, sữa đậu nành hoặc các loại hạt dinh dưỡng.
- Hạn chế sử dụng các các thực phẩm chứa nhiều muối như xúc xích, mì ăn liền, khoai tây chiên, thức ăn đông lạnh.
- Uống đầy đủ nước và nghỉ ngơi hợp lý điều độ.
Khi bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường huyết của thai phụ có xu hướng tăng vào buổi sáng. Vì thế nên hạn chế ăn tinh bột vào bữa sáng. Để đảm bảo đúng lượng dưỡng chất cần thiết bạn nên cần lên một kế hoạch dinh dưỡng hoặc thực hiện theo đúng chỉ dẫn về chế độ ăn cho người bị tiểu đường từ các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Nếu bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, ngoài duy trì chế độ ăn tiểu đường thai kỳ cân bằng và lành mạnh, bà bầu cũng nên tập thể dục thường xuyên, uống viên bổ sung vitamin và quan trọng là khám thai định kỳ theo đúng lịch để được bác sĩ theo dõi.
Để đồng hành cùng bà bầu trong suốt thai kỳ với hy vọng “mẹ bầu khỏe mạnh, sinh con thông minh”, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang tiếp tục triển khai dịch vụ thai sản trọn gói, dịch vụ này ra đời như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ từ việc chăm sóc, theo dõi, khám toàn diện, siêu âm xét nghiệm và tư vấn sức khỏe cho bà bầu như thế nào để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ bầu có thể yên tâm, thoải mái nghỉ dưỡng trong suốt thai kỳ, không phải lo lắng về việc lỡ hẹn đi khám và đặt lịch khám. Đặc biệt, các gói thai sản còn đi kèm với nhiều chương trình quà tặng, lớp học tiền sản miễn phí. Khi đi sinh mẹ bầu cũng không cần chuẩn bị quá nhiều đồ đạc vì Vinmec đã chuẩn bị sẵn đồ dùng thiết yếu cho mẹ và con trong quá trình sinh đẻ và dưỡng sức tại bệnh viện.
Hiện nay, để nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa, Vinmec còn trang bị hệ thống máy siêu âm, trang thiết bị y tế hiện đại đạt chuẩn quốc tế. Theo đó, quy trình thăm khám, chẩn đoán bệnh tại Vinmec đều được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và được đào tạo bài bản nên sẽ sớm phát hiện các vấn đề và bệnh lý sản khoa dễ gặp trong thai kỳ như tiền sản giật, đa ối, tiểu đường thai kỳ,... đồng thời tầm soát các dị tật thai nhi từ sớm (nếu có) và tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý với từng thể trạng của mẹ bầu.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.