Các cấp độ của bỏng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Hữu Thắng - Bác sĩ hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong Hồi sức cấp cứu.

Hiện tượng bề mặt da bị tổn thương khi tiếp xúc nhiệt độ nóng lạnh quá mức bất thường là bỏng. Ở mỗi cấp độ khác nhau của bệnh lại có những nguy hiểm khó lường mà không phải là ai cũng nắm được.

1. Các cấp độ của bỏng

Dựa trên sự thương tổn của da sẽ có 3 cấp độ chính của bỏng là:

  • Cấp độ thứ 1: da tấy đỏ, không bị bong da
  • Cấp độ thứ 2: bề mặt da xuất hiện mụn nước, da bị phồng rộp
  • Cấp độ thứ 3: diện tích phồng rộp lớn, da chuyển màu trắng.

Thường bỏng sẽ chỉ rơi vào 3 cấp độ trên, tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt, nặng nguy hiểm sẽ xuất hiện toàn bộ triệu chứng độ bỏng 3 và còn lan ra ngoài bề mặt da thành xương và gân.

Cụ thể ở mỗi cấp độ của bỏng:

Cấp độ thứ 1

Độ bỏng nhẹ nhất tương đương với những tổn thương ít nhất, độ bỏng này được gọi bằng cái tên khác siêu bỏng đốt sống, vì trường hợp này bỏng chỉ ảnh hưởng lớp biểu bì da ngoài cùng.

Dấu hiệu cho cấp độ bỏng thứ nhất gồm: vùng da tiếp xúc nhiệt đỏ tấy nhẹ, đau rát, sưng lên, khi lành vết bỏng vùng da đó sẽ khô và bong tróc da. Độ bỏng 1 sẽ thường lành nhanh chỉ trong khoảng 7-10 ngày, ít khi để lại di chứng sẹo.

Nếu bỏng rộng tại những vùng da như: đầu gối, xương sống, khuỷu tay, cánh tay hay vai... thì vẫn nên đến gặp bác sĩ tránh những rủi ro không đáng có sau này.

Ở cấp độ bỏng 1, người bệnh vẫn có thể ở nhà, tự điều trị, tự chăm sóc bằng các phương pháp đơn giản.

Cấp độ thứ 2

Bị bỏng độ 2 sẽ nghiêm trọng hơn độ 1, vùng da bị tổn thương đã không còn chỉ là lớp da biểu bì trên cùng. Khi này, bề mặt da đã trở nên phồng rộp, đỏ rát, đau nhức. Mụn nước sẽ có cơ hội phát triển trên bề mặt da. Dần dần mô da trở nên dày, mềm, nhìn giống vảy, chúng gọi là tiết dịch fibrinous. Bỏng trên da là tổn thương mỏng manh nên cần được vệ sinh sạch sẽ, cần được băng gạc bảo vệ đúng cách, để tránh nhiễm trùng, đồng thời vết thương cũng sẽ mau lành.

Sự xuất hiện của mụn nước nhiều lên, càng cho thấy vết bỏng đang xấu đi và lâu lành hơn. Những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng sẽ được bác sĩ chỉ định ghép da.

Vết bỏng ở độ 2 thường mất khoảng 3 tuần mới lành.


Vết bỏng ở độ 2 thường mất khoảng 3 tuần mới lành
Vết bỏng ở độ 2 thường mất khoảng 3 tuần mới lành

Cấp độ thứ 3

Cấp độ thứ 3 là trường hợp gặp bỏng rất nặng và gây thiệt hại lớn. Bỏng đến độ này thường là bỏng sâu ảnh hưởng không chỉ bề mặt hay lớp da ngoài mà thương tổn đã lan rộng ra đến mức người bệnh không còn cảm nhận đau đớn. Bỏng này nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng đến dây thần kinh.

Diện tích bỏng là quan trọng. Bỏng càng rộng thì tỷ lệ tử vong càng cao. Bỏng trên 15% ở người lớn, bỏng 8% ở trẻ em coi như là nghiêm trọng.

Bỏng cấp độ 3, người bệnh có thể quan sát thấy: vòng da tiếp xúc nhiệt độ trở nên sáp và chuyển sang màu trắng, có những vùng da đã bị xém nâu sẫm. Trường hợp này thường không còn xuất hiện những nốt mụn nước và đặc biệt cần khắc phục qua phẫu thuật. Vì bỏng độ 3 không được điều trị và phục hồi dứt điểm sẽ để lại di chứng hay co rút cơ nghiêm trọng. Tuy vào diện tích bỏng nặng hay nhẹ mới kết luận được thời gian phục hồi.

Với bỏng cấp độ 3, người bệnh không nên cố gắng điều trị tại nhà mà cần đến cơ sở y tế hoặc gặp bác sĩ để điều trị đúng cách, tránh mọi biến chứng, di chứng có thể xảy ra đặc biệt nguy cơ gây tử vong khi bị bỏng nặng.

2. Cách làm giảm đau rát khi bị bỏng

Bỏng ở cấp độ 1

  • Vệ sinh vết thương và ngâm nhẹ trong chậu nước mát nhỏ, nên ngâm ít nhất 5 phút. Chỉ nên dùng nước mát chứ không nên chườm bằng đá hoặc nước đá, tiếp xúc trực tiếp bằng đá lạnh có thể khiến vết thương trở nên tệ hơn.
  • Sử dụng ibuprofen hoặc acetaminophen khi cần giảm đau. Dùng thuốc bôi gây tê cocain, thoa lên vết bỏng một lớp kem dưỡng da có tác dụng bảo vệ như kết hợp gel hoặc kết hợp kem lô hội để vùng da thương tổn được dịu nhẹ.
  • Dùng thuốc mỡ có chứa kháng sinh bôi trực tiếp lên vết bỏng và gạc lỏng để bảo vệ toàn bộ xung quanh.
  • Sử dụng băng gạc nhẹ nhàng quấn lỏng quanh vết bỏng. Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn.

Bỏng ở cấp độ 2

  • Vệ sinh vết thương và ngâm nhẹ trong chậu nước mát nhỏ, nên ngâm ít nhất 15 phút. Có thể đắp vải ướt nhúng nước lạnh lên vết bỏng nhỏ 2-3 phút mỗi ngày.
  • Sử dụng ibuprofen hoặc acetaminophen khi cần giảm đau.
  • Dùng thuốc mỡ có chứa kháng sinh bôi trực tiếp lên vết bỏng và các nốt mụn nước.
  • Sử dụng băng gạc khô băng vết bỏng, thay băng mỗi ngày một lần. Chú ý rửa sạch tay trước khi rửa vết bỏng.
  • Kiểm tra vết bỏng hàng ngày xem có xuất hiện những dấu hiệu như sưng đau, đỏ hơn không. Không lột da từ vết bỏng để tránh nhiễm trùng, không gãi.
  • Sử dụng kem chống nắng trước khi ra bên ngoài vì vết bỏng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 năm.
  • Nên đến cơ sở y tế khi vết bỏng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Bỏng ở cấp độ 3

  • Loại bỏ vải vóc, trang phục... dính ở khu vực vết bỏng, không sử dụng nhúng vết bỏng vào nước hay bất cứ loại thuốc nào bôi lên vết bỏng.
  • Nâng phần bị bỏng lên cao hơn tim, có thể băng bằng băng ẩm, mát, sạch.
  • Có thể bỏ qua bước hai, nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức.

Lưu ý: Khi bị bỏng điện, bỏng hóa chất thì cần đến bệnh viện càng nhanh càng tốt vì có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới các bộ phận trong cơ thể.

3. Phòng tránh bị bỏng ở mọi cấp độ


Nên sử dụng kem chống nắng, áo chống nắng khi ra ngoài vào mùa hè, tránh việc cháy da tay, da mặt...
Nên sử dụng kem chống nắng, áo chống nắng khi ra ngoài vào mùa hè, tránh việc cháy da tay, da mặt...

Nên sử dụng kem chống nắng, áo chống nắng khi ra ngoài vào mùa hè, tránh việc cháy da tay, da mặt...

Để có thể phòng tránh tối đa nguy cơ bỏng mỗi người nên cẩn thận trong khi làm việc, đồng thời tránh xa những nơi có nguy cơ gây tai nạn bỏng. Đặc biệt nhà có trẻ nhỏ - đối tượng mà dễ bị bỏng nhất càng cần lưu ý hơn, vì thường các trường hợp xảy ra bỏng thường xuất hiện ở nhà, trong sinh hoạt chung hàng ngày.

  • Trẻ nhỏ cần tránh xa khu vực bếp núc, nơi chứa bình ga, phích nước... những đồ đạc dễ gây bỏng nhất có thể.
  • Luôn giữ bình cứu hoá tại nơi gần bếp
  • Định kỳ hàng tháng kiểm tra đảm bảo máy dò khói trong nhà luôn ổn định và hoạt động tốt
  • Tắm cho các bé nên xả nguội trước và tránh cho con tiếp xúc nước trước khi pha nước đúng nhiệt độ
  • Để những vật dễ cháy và nguy hiểm như diêm, hay bật lửa... tránh xa tầm tay trẻ nhỏ, ở nơi an toàn
  • Dùng ổ điện có nắp hoặc có lá cách điện bên trong.
  • Không nên để dây điện dài, thò ra hoặc loằng ngoằng trong nhà, nên kiểm tra những dây điện nổi sẽ luôn không hở điện.
  • Sử dụng gang tay khi tiếp xúc hóa chất tẩy rửa
  • Nên sử dụng kem chống nắng, áo chống nắng khi ra ngoài vào mùa hè, tránh việc cháy da tay, da mặt...
  • Đối với người hút thuốc, phải đảm bảo tàn thuốc cùng đầu lọc khi vứt đi đã dập tắt lửa hoàn toàn sau khi hút.

Người lớn trong gia đình cũng nên có kiến thức cơ bản về việc phòng tránh bỏng, hay sơ cứu khi gặp bất cứ cấp độ của bỏng nào, đồng thời cũng nên có một kế hoạch sẵn sàng ứng phó khi xảy ra nguy cơ bị bỏng ngoài ý muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe