Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Lồng ruột là một bệnh ngoại khoa nghiêm trọng, hầu như chỉ gặp ở trẻ em, đặc biệt là các trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Trẻ quá nhỏ và không thể nói chuyện là điều khó khăn nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
1. Bệnh lồng ruột thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi
Mặc dù gặp ở mọi lứa tuổi song bệnh lồng ruột thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi (chiếm tới 80% các trường hợp lồng ruột), trong đó gặp nhiều nhất là ở lứa tuổi 4 - 9 tháng. Bệnh gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái từ 2 - 4 lần. Bệnh ít gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, đa số gặp ở trẻ béo tốt, bụ bẫm.
2. Biểu hiện bệnh khác nhau giữa trẻ dưới 2 tuổi và trẻ lớn
Bệnh diễn biến rất khác nhau ở hai lứa tuổi:
- Trẻ dưới 2 tuổi: Bệnh biểu hiện cấp tính, diễn biến nhanh, tiên lượng nặng theo từng giờ.
- Trẻ lớn hơn 2 tuổi: Bệnh biểu hiện bán cấp hoặc mãn tính, đôi khi cấp tính, nhưng diễn biến không nhanh và nặng như ở trẻ còn bú.
3. Nguyên nhân gây lồng ruột ở trẻ
- Do sự mất cân đối giữa kích thước của hồi tràng và manh tràng: Trẻ em 4 tháng tuổi kích thước hồi tràng và manh tràng gần bằng nhau, từ 4 - 12 tháng tuổi manh tràng phát triển to nhanh hơn, từ đó manh tràng có đường kính lớn hơn hồi tràng.
- Một số trường hợp lồng ruột cấp tính là do túi thừa Meckel, polyp, u ruột non, búi giun...
- Viêm hạch mạc treo: Ở trẻ còn bú van Bauhin nhô vào trong lòng đại tràng, các nang bạch huyết dồi dào, khi viêm sưng to sẽ cản trở nhu động của ruột non.
- Viêm hạch bạch huyết mạc treo có liên quan tới nhiễm virus như kèm theo nhiễm Adenovirus, Enterovirus ...
- Vùng hồi - manh tràng có hai luồng sóng nhu động ngược chiều nhau bao gồm nhu động xuôi chiều của hồi tràng và nhu động ngược chiều của đại tràng về phía manh tràng.
4. Biến chứng của bệnh
Nếu trẻ không được điều trị kịp thời, đoạn ruột lồng nhanh chóng bị tổn thương dẫn đến hoại tử do thắt nghẽn mạch máu. Cụ thể là đoạn ruột “tiếp nhận” chèn ép lên thành của đoạn ruột “bị lồng”, mạc treo cùng với các mạch máu bị cuốn vào trong lòng đoạn ruột dưới, bị thắt nghẹt lại ở cổ khối lồng dẫn đến tắc ruột cơ học.
5. Triệu chứng bệnh lồng ruột
Triệu chứng toàn thân
- Giai đoạn sớm: ít có dấu hiệu của bệnh.
- Giai đoạn muộn: Trẻ thường có biểu hiện mệt lả, ít hoạt động, mất nước và điện giải, nhiễm khuẩn - nhiễm độc, nhiệt độ tăng cao.
Triệu chứng cơ năng
Đau bụng theo cơn : Trẻ có biểu hiện khóc thét từng cơn kèm theo đau bụng đột ngột, dữ dội, trẻ ưỡn người. Ban đêm cơn đau làm trẻ thức giấc, ban ngày làm trẻ phải ngừng mọi hoạt động, bỏ chơi, bỏ bú. Cơn đau xuất hiện và mất đi một cách đột ngột, mỗi cơn đau kéo dài 5 - 15 phút.
Nôn trớ: Trẻ thường nôn ngay từ cơn đau đầu tiên. Lúc đầu nôn ra thức ăn, sau đó nôn ra dịch xanh hoặc vàng.
Đại tiện nhầy máu: Là dấu hiệu muộn của bệnh. Đa số các trường hợp máu lẫn nhầy, màu đỏ hoặc nâu, đôi khi có vài giọt máu tươi chảy ra hậu môn; có trường hợp chỉ phát hiện được khi thăm trực tràng.
Bí trung - đại tiện: Xảy ra nếu khối lồng gây tắc hoàn toàn.
Triệu chứng thực thể
Sờ thấy khối lồng: Vị trí sờ thấy thường ở hạ sườn phải, trên rốn, khối lồng nằm ngang. Lúc cơn đau dịu đi, sờ thấy khối lồng là một khối dài, di động, trẻ thấy đau khi ấn, nằm dọc theo vị trí của khung đại tràng. Tuy nhiên, cũng có thể không sờ thấy khối lồng do nằm sâu dưới bờ sườn phải, lồng tới góc gan hoặc khi bụng căng do tắc ruột đến muộn.
Biểu hiện của xuất huyết ruột: Thăm trực tràng thấy nhầy máu theo găng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khi thăm trực tràng, có thể sờ thấy đầu khối lồng nếu lồng ruột xuống thấp, tới tận bóng trực tràng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong