Bệnh gai cột sống có chữa được không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lưu Hồng Hải - Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Theo thời gian và tuổi tác, các đốt sống dần bị thoái hóa gây ra bệnh gai cột sống. Đây là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên với cuộc sống bận rộn ngày nay, xu hướng mắc bệnh đang dần bị “trẻ hóa”. Vậy bệnh gai cột sống có chữa được không và ảnh hưởng đến đời sống người bệnh như thế nào?

1. Bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống hay còn gọi là bệnh thoái hóa cột sống, trong đó có sự hình thành các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống. Đây chính là sự phát triển thêm ra của xương trên đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống, chấn thương hoặc sự lắng đọng Calci ở các dây chằng, gân tại đốt sống.

Bệnh gai cột sống có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên xương sống cơ thể. Thông thường bệnh hay gặp nhất là gai cột sống cổ và gai cột sống thắt lưng.

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh gai cột sống sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh khó chịu, giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai chèn ép vào dây thần kinh, đau có thể lan xuống cánh tay, tê bì chân tay, thậm chí làm hạn chế cử động.

Chính vì vậy khi có những biểu hiện của bệnh gai cột sống, người bệnh nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

2. Triệu chứng bệnh gai cột sống

Bệnh gai cột sống có những biểu hiện không cách rõ ràng, rất khó nhận biết. Người bệnh chỉ biết mình bị gai cột sống khi bệnh đã tiến triển được lâu và có những cơn đau khó chịu phải đi khám hay một cách tình cờ khi tới bệnh viện khám tổng quát. Các triệu chứng thường gặp là đau vai, đau buốt thắt lưng, tê bì chân tay... Có thể kể tới những biểu hiện hay gặp như:

  • Xuất hiện đau buốt ở cổ hoặc thắt lưng: Ban đầu sẽ chỉ là những biểu hiện xơ, cứng và mỏi cột sống lưng, cổ. Càng về sau, vùng bị gai cột sống càng đau nhiều thậm chí là cảm giác đau buốt. Đặc biệt là khi bệnh nhân vận động như đi lại hoặc đứng lên. Đau sẽ tăng lên khi hoạt động và giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi.
  • Đau lan ra các chi: Trường hợp gai đốt sống cổ nặng, cơn đau có thể lan tới vai thậm chí còn đau lan qua hai tay. Trường hợp gai cột sống lưng ngoài gây đau ở lưng, còn đau dọc xuống hai chân.
  • Tê bì, mất cảm giác ở các chi: Khi bị gai cột sống, cơ bắp cũng dần yếu đi do sự chèn ép của gai xương với dây thần kinh nhất là ở tay và chân.
  • Rối loạn, chèn ép dây thần kinh: Người bệnh có những biểu hiện như tụt huyết áp, tăng tiết mồ hôi, mất cân bằng , khó thở...
  • Mất kiểm soát đường tiểu tiện và/hoặc đại tiện: Đây là những biểu hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng. Nguyên nhân là do đường ống dẫn tủy đã bị thu hẹp, người bệnh không thể tự mình kiểm soát được việc đi đại tiện, tiểu tiện, thậm chí tự đại tiểu tiện ra quần.

Ngoài ra, bệnh nhân bị bệnh gai cột sống còn có thêm các triệu chứng khác như: Mất có cảm giác ở phần cột sống có gai xương, cơ thể mệt mỏi, khó vận động, sút cân...

3. Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống

Nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống cũng là do sự thích ứng của xương sống trước những tổn thương hay sự thoái hóa của khớp xương. Cụ thể, khi các khớp xương bị tổn thương như viêm, khiến cho cột sống không còn vững chắc. Cơ thể sẽ thích ứng bằng cách mọc ra những những nhánh xương hoặc gai xương nhằm bao quanh khớp xương sống đó để bảo vệ. Chính quá trình này đã tạo nên gai cột sống.


Hay phải bốc vác vật nặng, các động tác đi đứng, vận động, ngồi học, nằm ngủ ... sai tư thế rất dễ gây ra tổn thương cho cột sống
Hay phải bốc vác vật nặng, các động tác đi đứng, vận động, ngồi học, nằm ngủ ... sai tư thế rất dễ gây ra tổn thương cho cột sống

Hay phải bốc vác vật nặng, các động tác đi đứng, vận động, ngồi học, nằm ngủ ... sai tư thế rất dễ gây ra tổn thương cho cột sống

Sau đây là những yếu tố gây bệnh hay gặp nhất:

  • Tuổi tác: Cùng với sự lão hóa của cơ thể, sự thoái hóa của cột sống theo thời gian cũng là sự lý giải cho việc bệnh gai đốt sống hay gặp ở người lớn tuổi.
  • Thói quen sinh hoạt: Hay phải bốc vác vật nặng, các động tác đi đứng, vận động, ngồi học, nằm ngủ ... sai tư thế rất dễ gây ra tổn thương cho cột sống.
  • Chấn thương cột sống: Các tai nạn, chấn thương như tai nạn giao thông... gây ra những tổn thương ở sụn khớp.
  • Sự lắng đọng Calci: Hay gặp ở người lớn tuổi do sự thoái hóa của các đốt sống.
  • Bệnh viêm cột sống mạn tính: Quá trình viêm gây ra sự bất thường ở phần sụn cột sống. Điều đó, tạo ra những tổn thương khiến quá trình vận động gặp khó khăn. Lúc này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương.
  • Nguyên nhân khác: Những người thừa cân, vận động mạnh, hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích... làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai cột sống.

4. Bệnh gai cột sống có chữa được không?

Gai cột sống không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vậy bệnh gai cột sống có chữa được không?

Giống như các bệnh lý cơ xương khớp khác, gai cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tất cả các phương pháp điều trị nhằm giảm nhẹ triệu chứng cũng như hạn chế sự phát triển của gai xương. Để điều trị bệnh gai cột sống, người bệnh cần phối hợp nhiều biện pháp khác nhau như: sử dụng thuốc tây y kết hợp với đông y, các phương pháp vật lý trị liệu, tập thể dục nhằm điều trị các triệu chứng của bệnh gai cột sống.

  • Thuốc tây y

Đây được xem như là phương pháp điều trị bảo tồn đối với những người mắc bệnh gai cột sống. Với các triệu chứng như đau nhức, tê bì tay chân, cảm giác khó chịu... thì việc dùng các thuốc giảm đau, chống viêm sẽ cho hiệu quả tốt. Có thể kể tới: Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac, nhóm Corticoid, nhóm Vitamin B (B1, B2, B6...) Tuy nhiên, cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn mà thuốc gây ra.

  • Các bài thuốc dân gian

Bên cạnh việc điều trị gai cột sống bằng thuốc tây y. Người bệnh có thể lựa chọn các bài thuốc nam lành tính với những dược liệu gần gũi và dễ chế biến mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

  • Nghỉ ngơi hợp lý

Việc lao động quá sức, thường xuyên phải bốc vác nặng nhọc không chỉ khiến các khớp sụn bị tổn thương mà còn khiến tình trạng bệnh ngày một nặng. Vì vậy hãy dành cho mình những khoảng thời gian để nghỉ ngơi hợp lý.

  • Phục hồi chức năng

Tập luyện là phương pháp tác động an toàn, giúp kéo giãn cột sống, đả thông kinh lạc và giảm đau hiệu quả. Phương thức này giúp khôi phục tính linh hoạt và sức mạnh lên cổ, lưng giảm đau và giảm tê bì các chi, cải thiện tư thế và có thể làm giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh.


Phục hồi chức năng giúp kéo giãn cột sống, đả thông kinh lạc và giảm đau hiệu quả
Phục hồi chức năng giúp kéo giãn cột sống, đả thông kinh lạc và giảm đau hiệu quả

Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép dây thần kinh, gây các dấu hiệu đau buốt, tê mỏi chân, tay, rối loạn đại tiểu tiện. Phẫu thuật loại bỏ gai cột sống là phương pháp được lựa chọn khi mà các biện pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả điều trị.

Tuy nhiên, khi phẫu thuật loại bỏ gai xương thì sau một thời gian gai xương có thể sẽ xuất hiện lại ở đúng vị trí đó, bởi sự hình thành gai xương là một quá trình đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm các tiến triển xấu của bệnh gai cột sống nói riêng, cũng như các bệnh lý sức khỏe nói chung, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp, giúp bạn bảo vệ tốt nhất sức khỏe của mình!

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe CỐT THOÁI VƯƠNG

Giúp cột sống khoẻ mạnh hơn

Dùng cho người bị thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp.

Cốt Thoái Vương đã được chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện TW Quân đội 108, trường ĐH Y Hà Nội cho thấy hiệu quả giúp giảm đau lưng, đau thần kinh tọa do thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm lên tới 94,1%. Sản phẩm an toàn, không có tác dụng phụ.

Dược Á Âu_Cốt Thoái Vương

Thành phần: Dầu vẹm xanh và các thành phần như cao thiên niên kiện, chiết xuất nhũ hương, glycine, MSM (Methylsulfonylmethane), canxi, magie, vitamin B1, vitamin B2, vitamin K2.

Công dụng: Hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm thoái hóa khớp, đau nhức khớp, khô khớp. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho khớp. Tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp.

Hướng dẫn sử dụng

- Ngày uống 4 - 6 viên, chia làm 2 lần; 30 phút trước khi ăn hoặc sau ăn 1 giờ.

- Mỗi đợt sử dụng nên kéo dài từ 3-6 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

Tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu

Thông tin chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY

(XNQC: 02496/2019/ATTP-XNQC)

*Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe