Hỏi
Chào bác sĩ. Tôi rất hay bị ngứa vào mùa nóng, từ tháng 4-10, tôi bị táo nặng, không biết ngứa là do đâu, không biết có phải gan yếu không? Đi xét nghiệm máu thì chỉ số gan bình thường, tôi lo vì không biết mình bị bệnh gì. Bạn tôi cũng hay bị ngứa như tôi và đi khám thì bảo không bị nội tiết, tôi rất lo lắng mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Xin trân trọng cảm ơn!
Trịnh Ngọc Anh (1978)
Trả lời
Chào anh! Nổi mẩn ngứa khi trời nóng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như, sốc nhiệt, bệnh lý mề đay cholinergic, dị ứng thời tiết... Cụ thể, nếu người bệnh đang ở ngoài trời nắng nóng 40 độ C, sau đó, nhanh chóng di chuyển đến nơi có nhiệt độ thấp, máy điều hòa làm mát. Lúc này, nhiệt độ cơ thể sẽ bị thay đổi đột ngột cộng với việc vùng da hở trên cơ thể tiếp xúc với khí lạnh dẫn đến cơn dị ứng không báo được. Đặc biệt tình trạng này xuất hiện nhanh chóng ở những người có cơ địa dị ứng. Bên cạnh đó, vào mùa hè tiết trời nắng nóng khiến cho các tế bào hô hấp nhiều hơn mức bình thường. Khi đó, da sẽ tăng cường điều tiết và sản xuất ra nhiều mồ hôi hơn. Và khi tiếp xúc cộng hưởng với khói bụi và nắng nóng sẽ gây dị ứng, ngứa ngáy. Lúc này, nổi mẩn ngứa khi trời nóng là điều bình thường.
Nguyên nhân nữa khiến nổi mẩn ngứa vào mùa hè ghé thăm làn da là do ảnh hưởng của tia cực tím, có thể xuyên qua da và làm tổn thương tế bào. Đồng thời, chúng còn làm biến đổi tính chất của các protein tạo thành các hoạt chất kháng nguyên lạ. Đây chính là lý do khiến hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện sai và gây nên phản ứng dị ứng dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa, mề đay trên da. Triệu chứng nổi mẩn ngứa khi trời nóng còn có thể do bệnh lý mề đay cholinergic gây ra. Đây là một thể của căn bệnh mề đay thường xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, gây tiết mồ hôi nhiều làm nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy, phù mạch. Bệnh cũng có thể do dị ứng thời tiết nóng gây ra nổi mẩn ngứa hoặc cơ địa quá nhạy cảm.
Táo bón được định nghĩa theo y khoa là có dưới 3 lần đại tiện mỗi tuần và chứng táo bón nặng là khi có dưới một lần đại tiện mỗi tuần. Táo bón thường là do sự di chuyển phân trong đại tràng chậm. Điều này có thể là mất nước, chế độ ăn nhiều chất đạm, ít chất xơ, ít vận động, thường xuyên nhịn đi đại tiện khi có nhu cầu, hoặc do tác dụng ngoại ý của một số thuốc... Tuy nhiên, để chẩn đoán bệnh bác sĩ cần thăm khám toàn diện và cụ thể.
Cảm ơn anh đã tin tưởng Vinmec, rất mong có thể được gặp anh để tư vấn cụ thể hơn!
Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tạ Quế Phương - Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Các nội dung tư vấn khác
- Nổi mày đay sau sinh cần điều trị thế nào?
- Men gan cao, mẩn ngứa khắp người là do đâu?
- Cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh có phải do men gan tăng?
Các bài viết cùng chủ đề