Hỏi
Thưa bác sĩ, em bị bệnh tăng tiết mồ hôi. Em đã phẫu thuật nhưng sau khi phẫu thuật em không bị ra mồ hôi ở tay và mặt nữa nhưng ra rất nhiều ở nách, ngực...Nói chung là toàn thân em lúc nào cũng ướt đẫm mồ hôi ngay cả khi ngồi làm việc. Bác sĩ cho em hỏi bệnh này có chữa được không và cách chữa như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ!
Nguyễn Giáp (1986)
Trả lời
Chào bạn! Bác sĩ hiểu sơ bộ là bạn được chẩn đoán là tăng tiết mồ hôi và đã được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nhưng không được rõ ràng là phẫu thuật với trị liệu cụ thể như thế nào, có dùng kèm điều trị nội khoa không. Vì vậy bác sĩ xin trao đổi với bạn một cách chung nhất về tình trạng tăng tiết mồ hôi và các biện pháp điều trị hiện tại. Đây là bệnh và bạn cần được thăm khám thực tế để có chẩn đoán chỉ định điều trị phù hợp với bản thân.
Nếu bạn được chẩn đoán có một tình trạng bệnh lý khác gây tăng tiết mồ hôi thì phần điều trị của bạn sẽ ưu tiên điều trị bệnh lý đó trước. Nếu không tìm ra nguyên nhân rõ ràng, điều trị sẽ tập trung vào việc kiểm soát mồ hôi quá mức. Đôi khi có thể cần thử kết hợp các phương pháp để điều trị. Tình trạng tăng tiết có thể tái phát ngay cả khi đã ổn định sau điều trị.
Các phương pháp điều trị tăng tiết mồ hôi:
Điều trị nội khoa:
- Các loại thuốc được sử dụng để điều trị hyperhidrosis bao gồm: Thuốc chống mồ hôi. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống mồ hôi bằng nhôm clorua (Drysol, Xerac Ac). Sản phẩm này có thể gây kích ứng da và mắt. Bôi các thuốc trên vào vùng tăng tiết mồ hôi trước khi bạn đi ngủ. Sau đó, bạn rửa sạch khi bạn thức dậy, cẩn thận để không để thuốc dính vào mắt của bạn. Nếu da bạn bị kích thích, kem hydrocortison có thể giúp ích.
- Kem bôi : Một loại kem bôi có chứa glycopyrrolate có thể giúp tăng cường ảnh hưởng đến mặt và đầu.
- Các thuốc ức chế thần kinh. Một số loại thuốc uống có tác dụng ức chế sự dẫn truyền qua synap của các dây thần kinh. Điều này có thể làm giảm mồ hôi ở một số người. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm khô miệng, mờ mắt và một số vấn đề về bàng quang.
- Thuốc chống trầm cảm; Một số loại thuốc chống trầm cảm cũng có thể làm giảm mồ hôi. Ngoài ra, chúng có thể giúp làm giảm sự lo lắng từ đó giảm yếu tố làm nặng thêm tình trạng tăng tiết.
- Tiêm Botulinum: Điều trị bằng botulinum (Botox, Myobloc,..) tạm thời chặn các dây thần kinh gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi. Da của bạn sẽ được đóng băng hoặc gây tê trước. Mỗi khu vực bị ảnh hưởng của cơ thể bạn sẽ được tiêm với liều lượng tương ứng. Tác dụng kiểm soát mồ hôi kéo dài sáu đến 12 tháng, và sau đó việc điều trị cần phải được lặp lại. Điều trị này có thể gây đau đớn, và một số người gặp phải tình trạng yếu cơ tạm thời ở vùng được điều trị.
Ngoại khoa và các phương pháp khác:
- Liệu pháp viba (Microwave therapy). Với liệu pháp này, một thiết bị cung cấp năng lượng vi sóng được sử dụng để phá hủy tuyến mồ hôi. Phương pháp điều trị bao gồm hai buổi, mỗi buổi từ 20 đến 30 phút, cách nhau ba tháng. Tác dụng phụ có thể là thay đổi cảm giác da và một số khó chịu khác ở da. Liệu pháp này ít được áp dụng vì tốn kém và chỉ áp dụng ở một số trung tâm lớn.
- Loại bỏ tuyến mồ hôi. Nếu đổ mồ hôi quá nhiều chỉ ở nách của bạn, loại bỏ các tuyến mồ hôi có thể đạt hiệu quả. Có thể lực chọn kỹ thuật xâm lấn tối thiểu là nạo hút nếu bạn không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Thường áp dụng cho tăng tiết mồ hôi nách đơn thuần.
- Phẫu thuật thần kinh (cắt hạch giao cảm). Trong thủ tục này, bác sĩ phẫu thuật cắt, đốt hoặc kẹp các dây thần kinh cột sống kiểm soát mồ hôi trên tay của bạn. Trong một số trường hợp, quy trình này kích hoạt đổ mồ hôi quá mức ở các khu vực khác trên cơ thể bạn (đổ mồ hôi bù). Phẫu thuật nói chung không phải là một lựa chọn cho tăng tiết mồ hôi ở đầu và cổ đơn thuần. Một phương pháp mới trong phẫu thuật thần kinh này làm gián đoạn các tín hiệu thần kinh mà không loại bỏ dây thần kinh giao cảm (cắt hạch giao cảm).
Cảm ơn bạn đã tin tưởng, chia sẻ lo lắng với Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng!
Bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Khoa Khám bệnh & nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.