Bệnh lý tràn dịch màng tim được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Hầu hết các bệnh lý về tim có mức độ nguy hiểm cao nên người bệnh cần sớm phát hiện và điều trị để giảm nhẹ biến chứng cũng như tăng cơ hội cải thiện tình trạng.
1. Sơ lược về tràn dịch ngoài màng tim
1.1 Giải thích bệnh lý tràn dịch ngoài màng tim
Tràn dịch ngoài màng tim có thể xuất hiện khi lượng dịch tụ lại ở ngoài màng tim đủ bao phủ xung quanh tim. Vị trí tụ dịch được xác định chính là ngoại tâm mạc. Thông thường, giữa 2 lớp màng ngoài của tim đã tồn tại 1 lượng dịch nhỏ theo nghiên cứu xác định là 10 - 15ml.
Để phân biệt rõ tràn dịch ngoài màng tim hay là tụ dịch thông thường, cần đánh giá thêm sự tổn thương hay xuất hiện viêm ở những vị trí có dịch tụ lại. Một số trường hợp nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mặc dù lượng dịch tụ ngoài màng tim lớn nhưng không xuất hiện viêm hay tổn thương thì không thể kết luận đó là tụ dịch ngoài màng tim.
Trường hợp xác định có dịch lượng nhiều ở ngoài màng tim mà không phải tụ dịch ngoài màng tim có thể là do chấn thương vùng ngực. Một số bệnh nhân gặp chấn thương ở ngực sẽ gây tụ máu hoặc ảnh hưởng đến tim nên xuất hiện tụ dịch mà không có viêm hoặc tổn thương.
Chức năng của trái tim bị ảnh hưởng không hề nhỏ khi xuất hiện tràn dịch ngoài màng tim. Bệnh nhân khi tụ dịch màng tim sẽ gây ra áp lực cho tim. Theo những phát hiện và nghiên cứu, sau khi bệnh nhân mắc chứng tràn dịch ngoài màng tim có thể bị suy tim hoặc tử vong nếu không được điều trị hay phát hiện từ sớm.
1.2 Nguyên nhân dẫn đến bệnh tràn dịch ngoài màng tim
Tràn dịch màng tim có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do bệnh lý hay chấn thương ở tim gây nên. Do vậy có thể phân loại thành 2 trường hợp là mắc bệnh do tổn thương và mắc bệnh do bệnh lý để dễ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
- Tràn dịch ngoài màng tim do tụ dịch hoặc tổn thương khác:
- Tổn thương hay áp lực lên lồng ngực dẫn đến tụ dịch số lượng lớn.
- Dịch ngoài màng tăng lên ảnh hưởng sự lưu thông máu khiến tắc nghẽn mạch máu.
- Viêm màng ngoài tim vô căn.
- Tràn dịch ngoài màng tim do bệnh lý tim mạch:
- Viêm màng ngoài tim do phẫu thuật;
- Đau thắt ngực sau khi phẫu thuật tim;
- Ung thư phổi;
- Ung thư vú;
- Ung thư tế bào hắc tố;
- Bệnh bạch cầu;
- Bệnh Hodgkin;
- Ung thư ngoài màng tim;
- Suy tuyến giáp;
- Tăng nồng độ ure máu;
- Suy thận;
- Suy tuyến giáp;
- Nhiễm khuẩn , nấm hay ký sinh trùng;
- Chấn thương hay có vết thương ở tim;
- Thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc trị lao phổi hay thuốc động kinh có ảnh hưởng đến bệnh.
2. Biểu hiện cần nắm rõ để phát hiện tràn dịch ngoài màng tim
Trái tim là bộ phận nằm sâu bên trong cơ thể. Đây cũng chính là lý do các bệnh từ bên trong khó phát hiện và thường có biến chứng nguy hiểm. Do vậy, để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tràn dịch ngoài màng tim, người bệnh cần lưu ý một vài biểu hiện hay triệu chứng sau:
- Thở nông;
- Khó thở;
- Đau tức ngực khi nằm;
- Đau ngực hay phần sau xương ức;
- Đau bên trái lồng ngực;
- Căng phồng ngực.
Với bệnh nhân tràn dịch màng tim gây áp lực ảnh hưởng đến tim có thể nhận biết thông qua một số biểu hiện như:
- Da dẻ nhạt màu;
- Sốc đột ngột;
- Tinh thần bất ổn.
Một số trường hợp cơ địa người bệnh đặc biệt sẽ không có biểu hiện. Do vậy, các chuyên gia y khoa luôn khuyến cáo rằng nếu ngực đau tức kéo dài hoặc khó thở hay thường bị ngất mà không xác định được nguyên do cần thăm khám để phát hiện sớm bệnh.
3. Phương pháp chẩn đoán phát hiện bệnh
Trước đây, bệnh lý tim mạch rất khó phát hiện do kỹ thuật máy móc thô sơ. Ngày nay, các phương tiện y học hiện đại đã giải quyết và giúp y học có thể nghiên cứu phát hiện sớm những căn bệnh nguy hiểm.
Với mỗi người, thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ là 1 thói quen tốt để phòng ngừa và phát hiện sớm những bất thường của cơ thể. Đồng thời ở giai đoạn sớm khả năng điều trị sẽ cao và dễ khoanh vùng nguyên nhân để điều trị. Với bệnh tràn dịch ngoài màng tim có thể chẩn đoán dựa theo phương pháp như:
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Kiểm tra sức khỏe thường xuyên có thể sử dụng ống nghe để đo nhịp tim và phát hiện nhịp đập bất thường.
- Siêu âm tim: Siêu âm tim là phương pháp hiện đại giúp nhìn ra hình ảnh trực quan và ở nhiều góc giúp xác định chính xác nhất vấn đề. Có thể áp dụng một trong 2 phương pháp sau hoặc cả hai để đánh giá tình trạng sức khỏe tim:
- Điện tim đồ: Thiết bị điện tim đồ có thể đưa ra tín hiệu từ tim giúp xác định hoạt động tim có gặp cản trở bất thường hay không.
- Chụp x quang: Chụp phim sẽ cho thấy kích thước và hình ảnh tim hiện tại. Các vấn đề bất thường ở tim đặc biệt là phì đại sẽ được thể hiện rõ trên ảnh chụp.
- Chụp cắt lớp.
- Chụp cộng hưởng từ.
Bệnh cạnh các phương pháp trên có thể bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kiểm tra thông qua xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm đặc biệt khác.
4. Điều trị tràn dịch ngoài màng tim
Điều trị tràn dịch ngoài màng tim có 2 phương pháp chính đó là can thiệp qua phẫu thuật và dùng thuốc. Mỗi phương pháp điều trị có những hiệu quả riêng biệt. Người điều trị cần hiểu rõ từng phương pháp để có thể trao đổi và đưa ra phương án thích hợp nhất cùng bác sĩ.
4.1 Sử dụng thuốc để tiêu viêm giảm tràn dịch ngoài màng tim
Thống giảm viêm sẽ hạn chế tình trạng viêm gây tụ dịch. Tuy nhiên, với trường hợp tim chưa chịu áp lực lớn mới có thể sử dụng phương pháp này điều trị để cải thiện. Một số loại thuốc có thể sử dụng cho người bệnh tham khảo là:
- Aspirin;
- Indomethacin;
- Colchicine;
- Corticosteroid;
- Ibuprofen.
4.2 Các phương pháp điều trị có xâm lấn
Với trường hợp bệnh nặng không thể điều trị bằng thuốc có thể cần thực hiện phương pháp khác có xâm lấn. Một vài phương pháp xâm lấn có thể áp dụng cho điều trị tràn dịch ngoài màng tim như:
- Hút dịch ra ngoài;
- Phẫu thuật;
- Dùng bong bóng nong ở ngoài màng;
- Phẫu thuật cắt bỏ lớp màng ngoài.
5. Một vài biến chứng sau điều trị cần chú ý
- Tụ dịch ngoài màng tim có nguy cơ xảy ra biến chứng. Lớp màng chứa dịch phình đại sẽ dẫn đến tăng áp lực ảnh hưởng tuần hoàn máu khiến tim gặp nhiều đe dọa.
- Sau khi phẫu thuật điều trị hoặc dùng thuốc để giảm tình trạng tụ dịch ngoài màng tim nên định kỳ kiểm tra sức khỏe. Người bệnh cần thường xuyên kiểm soát tình trạng sức khỏe để tránh bị tụ dịch lại hoặc có bệnh lý tim mạch khác.
Tóm lại, điều trị tràn dịch ngoài màng tim có thể thực hiện xâm lấn hoặc uống thuốc. Người bệnh cần kiểm tra kỹ tình trạng bệnh của bản thân để được tư vấn biện pháp điều trị phù hợp nhất.