Chẩn đoán viêm màng tim thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tung Hoành - Bác sĩ Tim mạch Can thiệp - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Nếu chẩn đoán viêm màng tim muộn có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp chèn ép tim cấp hoặc tiên lượng xấu trong viêm màng tim co thắt. Do vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ làm giảm tỷ lệ biến chứng hay tử vong không đáng có.

1. Bệnh viêm màng tim

Màng ngoài tim có chức năng cơ học và chức năng sinh học.Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm kích thích của màng ngoài tim, màng mỏng bao quanh tim. Viêm màng ngoài tim thường gây ra triệu chứng đau ngực và một số triệu chứng khác.

Bệnh viêm màng ngoài tim thường bắt đầu đột ngột nhưng không kéo dài. Khi các triệu chứng phát triển dần dần hoặc kéo dài, viêm màng ngoài tim được coi là mạn tính. Trong trường hợp nặng, huyết áp có thể giảm ở mức nguy hiểm và có thể gây ra tử vong.

2. Chẩn đoán viêm màng tim thế nào?


Siêu âm tim thấy xuất hiện tràn dịch màng ngoài tim mới hay nặng thêm
Siêu âm tim thấy xuất hiện tràn dịch màng ngoài tim mới hay nặng thêm

Siêu âm tim thấy xuất hiện tràn dịch màng ngoài tim mới hay nặng thêm

Chẩn đoán viêm ngoài màng tim khi có ít nhất 2 trong các tiêu chuẩn sau:

  • Đau ngực điển hình: Sau xương ức, dữ dội hay từ từ, tăng khi hít sâu, giảm khi nằm hay ngồi cúi ra trước.
  • Có tiếng cọ màng ngoài tim.
  • Đặc điểm trên điện tâm đồ: Đoạn ST chênh lên lan tỏa hoặc PR chênh xuống.
  • Siêu âm tim: Xuất hiện tràn dịch màng ngoài tim mới hay năng thêm.

2.1 Chẩn đoán viêm ngoài màng tim bằng nguyên nhân

  • Viêm màng tim vô căn: Khó xác định nhưng là chẩn đoán thường gặp nhất.
  • Viêm màng tim do virus: Là nguyên nhân thường gặp do virus tấn công trực tiếp hoặc do đáp ứng miễn dịch của cơ thể, chủ yếu do Coxxakie nhóm B, Echovirus, Adeno-, Cytomegalo-, Ebstein Barr, Herpes simplex, viêm gan C, HIV... Không thể chẩn đoán Viêm màng tim cấp do virus nếu không có sự đánh giá dịch màng ngoài tim hay mô màng ngoài tim, thích hợp hơn bằng xét nghiệm PCR (IIa). Ngoài ra, chẩn đoán được gợi ý với tăng 4 lần nồng độ kháng thể trong huyết thanh (IIb).
  • Viêm màng tim do vi trùng: Thường sau phẫu thuật vùng ngực, hoá trị, suy giảm miễn dịch và lọc máu. Triệu chứng: sốt cao, ớn lạnh, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực. Chèn ép tim cấp cũng thường xảy ra (42%-77%) và tỉ lệ tử vong cao.
  • Viêm màng ngoài tim do lao: Chiếm 1-2% trường hợp lao phổi. Dấu hiệu lâm sàng điển hình thường đến muộn, bệnh nhân khó thở, sốt, ớn lạnh, ra mồ hôi về chiều tối. Đây là nguyên nhân dẫn đến viêm màng ngoài tim co thắt.
  • Chụp phim phổi: Có thể có hình ảnh lao phổi mới.
  • Siêu âm tim: Dấu hiệu có dịch ở khoang màng ngoài tim với nhiều sợi fibrin và có thể có dấu hiệu màng ngoài tim dày hơn so với bình thường.
  • Xét nghiệm đặc hiệu do lao: ADA (Adenosin deaminase) tăng cao và PCR lao dương tính. Phân tích dịch màng ngoài tim có hàm lượng protein> 6g/dl, tế bào chủ yếu lymphocyte. Bệnh nhân phải nhập viện và điều trị thuốc kháng lao.
  • Viêm màng ngoài tim do tăng ure máu: Xảy ra 6-10% bệnh nhân suy thận tiến triển trước khi lọc máu, nồng độ nitrogen > 60mg/dl. Dấu hiệu trên điện tâm đồ thường không biểu hiện. Viêm màng tim thường do quá tải dịch. Điều trị bằng lọc máu tích cực thường cải thiện bệnh từ 1-2 tuần
  • Viêm màng tim sau nhồi máu cơ tim: Là biến chứng thường gặp, chiếm 25-40% bệnh nhân nhồi máu cơ tim, xảy ra 3-10 ngày sau nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân này liên quan với độ rộng vùng hoại tử cơ tim và ở thành trước nhiều hơn thành sau. Do viêm màng tim phối hợp hoại tử cơ tim nên có nguy cơ suy tim và tỉ lệ tử vong trong vòng một năm cao. Tất cả các trường hợp sau nhồi máu cơ tim cấp mà bệnh nhân đau ngực và có tiếng cọ màng ngoài tim phải nghĩ đến Viêm màng tim sau nhồi máu cơ tim.
  • Viêm màng tim sau tổn thương tim: Hội chứng Dressler điển hình xảy ra 2-3 tuần sau nhồi máu cơ tim hay phẫu thuật tim hở. Triệu chứng nổi bật là đau ngực kiểu màng phổi, sốt, tăng bạch cầu, có tiếng cọ màng ngoài tim và có thể tràn dịch màng phổi.
  • Viêm màng tim do ung thư: Đa số là do di căn đến màng ngoài tim, thường gặp do ung thư phổi, vú, bệnh Hodgkin... Chẩn đoán dựa vào phân tích dịch ngoài màng tim bằng tế bào.
  • Viêm màng tim co thắt: Thường do vô căn, sau phẫu thuật hoặc tổn thương do xạ, nhiễm trùng, bệnh tự miễn, sau chấn thương, tăng urê máu.
  • Viêm màng ngoài tim có thể do nhiều nguyên nhân.

Viêm màng ngoài tim có thể do nhiều nguyên nhân
Viêm màng ngoài tim có thể do nhiều nguyên nhân
  • Đau ngực: do bóc tách động mạch chủ, nhồi máu phổi, viêm phổi hay nhồi máu cơ tim.
  • Biến đổi ECG: Viêm màng ngoài tim trên ecg phân biệt với thiếu máu cục bộ cơ tim.

Với mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cộng đồng, Trung tâm tim mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec là một trong những trung tâm mũi nhọn cả nước về thăm khám, chẩn đoán, tầm soát và điều trị các bệnh lý tim mạch. Với sự hội tụ của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị ngoại khoa, nội khoa, thông tim can thiệp và ứng dụng các kỹ thuật cao cấp trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch, cùng với hệ thống các trang thiết bị hiện đại, ngang tầm với các bệnh viện uy tín nhất trên thế giới như: Máy cộng hưởng từ MRI 3 Tesla (Siemens), máy CT 640 (Toshiba), các thiết bị nội soi cao cấp EVIS EXERA III (Olympus Nhật Bản), hệ thống gây mê cao cấp Avace, phòng mổ Hybrid theo tiêu chuẩn quốc tế... Trung tâm tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec đã gặt hái được nhiều thành công và có được niềm tin của đông đảo người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Hội Tim mạch học Việt Nam

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe