Cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch

Bạn đã bao giờ nghĩ cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch? Chúng ta thường nghĩ trái tim và bộ não hoàn toàn tách biệt với nhau do chúng nằm ở các vùng khác nhau trên cơ thể. Tim mạch và thần kinh là những chuyên ngành riêng biệt. Tuy nhiên, các cơ quan này có mối liên quan mật thiết với nhau và khi cảm xúc của bạn tác động tiêu cực đến não bộ thì tim của bạn cũng bị ảnh hưởng theo.

1. Mối quan hệ giữa cảm xúc và sức khỏe tim mạch

Căng thẳng sẽ dẫn đến các phản ứng tiêu cực trong cơ thể. Nếu chúng ta tức giận, lo lắng, căng thẳng, thất vọng, sợ hãi hoặc chán nản, phản ứng tự nhiên của cơ thể là giải phóng những hormone gây căng thẳng. Những hormone này bao gồm cortisoladrenaline.

Các hormone gây căng thẳng cũng làm tim chúng ta đập nhanh hơn và các mạch máu sẽ thu hẹp lại để giúp đẩy máu đến trung tâm cơ thể. Từ đó, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và lượng đường trong máu.


Căng thẳng dẫn đến tình trạng nhịp tim bất thường và tăng huyết áp
Căng thẳng dẫn đến tình trạng nhịp tim bất thường và tăng huyết áp

Sau khi căng thẳng giảm bớt, huyết áp và nhịp tim sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu bản thân liên tục bị căng thẳng, cơ thể chúng ta sẽ không có cơ hội phục hồi. Điều này có thể dẫn đến tổn thương thành động mạch.

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào kết luận rằng, cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch hay không nhưng đó là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

2. Cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch

2.1 Đối với bệnh nhân tim mạch

Có hai loại cảm xúc có thể tác động đến não của chúng ta. Các cảm xúc tích cực có thể hỗ trợ chúng ta hoàn thành công việc bằng cách gia tăng sự chú ý tập trung. Mặt khác, cảm xúc tiêu cực có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức dẫn đến mệt mỏi và bệnh tim.

Tim của bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành (CAD) có thể bị thiếu oxy và dưỡng chất. Sự thiếu hụt oxy này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim, xảy ra ở khoảng 30% đến 50% tổng số bệnh nhân mắc CAD. Thiếu máu cơ tim có thể trở nên trầm trọng hơn do căng thẳng cảm xúc.

Trên thực tế, nếu bản thân đang mắc bất kỳ loại bệnh tim nào, các cảm xúc mạnh mẽ như tức giận có thể gây ra nhịp tim bất thường hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong.


Người mắc bệnh tim khi trải qua cảm xúc mãnh liệt có thể dẫn đến nhịp tim bất thường, nghiêm trọng hơn là tử vong
Người mắc bệnh tim khi trải qua cảm xúc mãnh liệt có thể dẫn đến nhịp tim bất thường, nghiêm trọng hơn là tử vong

2.2 Đối với người không mắc bệnh tim

Trên thực tế, cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch ngay cả khi bản thân chúng ta không bị mắc bệnh tim. Một nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của các bác sĩ khoẻ mạnh. Nghiên cứu ghi nhận lại sự thay đổi về điện tâm đồ (ECG) của các bác sĩ trước và trong 30 giây đầu tiên khi nhận được cuộc gọi cấp cứu khẩn cấp. Kết quả ECG ghi nhận được tình trạng tim bị thiếu oxy và nhịp tim bất thường.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng những thay đổi về điện tâm đồ khi bản thân đang bị căng thẳng, lo lắng và trầm cảm có liên quan đến não bộ. Đối với những người không có bệnh tim trước đó, trầm cảm nặng cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến tim.

3. Một số phương pháp kiểm soát tình trạng cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch

Có nhiều cách để kiểm soát cảm xúc, bao gồm cả những phương pháp lành mạnh và không lành mạnh. Nhiều người có thói quen giải quyết căng thẳng bằng cách hút thuốc, ăn uống quá mức. Tất cả những thói quen không lành mạnh bao gồm cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch.

Thay vào đó chúng ta có thể sử dụng các phương pháp kiểm soát cảm xúc và sức khỏe tim mạch sau để giúp bảo vệ bản thân tốt hơn trước bệnh tim:

  • Hoạt động thể chất: khi bản thân đang lo lắng và căng thẳng, tập thể dục là cách tuyệt vời để đốt cháy mọi năng lượng dư thừa và căng thẳng. Đi dạo, đạp xe, bơi lội hoặc đến phòng tập thể dục để tham gia các hoạt động thể chất yêu thích của bản thân. Các chuyên gia tim mạch khuyến nghị mọi người nên có 150 phút tập thể dục với cường độ vừa phải hoặc 75 phút tập thể dục với cường độ mạnh mỗi tuần. Chúng ta có thể tập thể dục theo từng đợt 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần để giảm bớt căng thẳng và cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Hít thở sâu: yoga không chỉ tốt cho cơ thể mà còn tốt cho tâm trí của chúng ta. Hoạt động hít thở sâu và thiền định trong yoga giúp chúng ta bình tĩnh và giảm bớt căng thẳng, đặc biệt là khi chúng ta tập luyện thường xuyên.

Tập luyện yoga là một trong những phương pháp kiểm soát tốt cảm xúc và sức khỏe tim mạch
Tập luyện yoga là một trong những phương pháp kiểm soát tốt cảm xúc và sức khỏe tim mạch

  • Nghỉ ngơi khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi: khi mức độ căng thẳng tăng lên, hãy dành vài phút để thoát khỏi môi trường xung quanh. Dành vài phút yên tĩnh một mình, đọc một câu chuyện ngắn hoặc nghe bản nhạc yêu thích của chính mình. Lập danh sách những điều bản thân biết ơn trong cuộc sống để có thể tập trung vào những mặt tích cực.
  • Thường xuyên gặp gỡ bạn bè: mạng xã hội không thể thay thế được việc ở bên những người mà chúng ta yêu thương. Sắp xếp các buổi hẹn hằng tuần cùng với bạn bè thân thiết. Nếu bạn bè đều sống ở xa, hãy thử tham gia hoạt động tình nguyện hoặc tham gia các hội nhóm với mọi người ở địa phương có cùng sở thích với bạn. Nghiên cứu cho thấy những người có kết nối xã hội thường xuyên sẽ bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn.
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe