Sỏi bùn túi mật ít có triệu chứng cảnh báo

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Văn Quân - Phó Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Sỏi bùn túi mật là một bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như ứ tắc dịch mật, nhiễm khuẩn đường mật, túi mật, viêm tụy cấp,... Tuy nhiên sỏi bùn túi mật lại ít có triệu chứng cảnh báo, bệnh thường diễn ra âm thầm không có biểu hiện rõ ràng.

1. Sỏi bùn túi mật

Túi mật nằm ở giữa ruột và gan, là nơi lưu trữ dịch mật được sản xuất ra từ gan và tiết chất dịch đó vào ruột non giúp hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Túi mật thường xuyên được làm rỗng thông qua quá trình tiêu hóa.

Sỏi bùn túi mật hay còn gọi bùn túi mật là một hỗn hợp muối canxi bilirubinat, các tinh thể cholesterol và chất nhầy tạo thành dạng bùn mật. Theo thời gian dài bùn mật có thể kết tụ thành viên sỏi cholesterol và gây nhiều những biến chứng nguy hiểm khác. Sỏi bùn túi mật hay còn được coi là tiền thân của sỏi mật.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi bùn túi mật ví dụ như bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, giảm cân quá nhanh, và phụ nữ mang thai,... Tỷ lệ mắc bệnh sỏi bùn túi mật ở nữ giới cao hơn nam giới.

2. Triệu chứng cảnh báo

Đa số trường hợp mắc bệnh sỏi bùn ở túi mật thường diễn biến âm thầm, và không có biểu hiện rõ ràng. Ngoài ra, một số trường hợp có thể gặp phải các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, lợm giọng, sốt, đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu. Và khi đó cũng là lúc sỏi bùn túi mật trở nên nguy hiểm với nhiều các biến chứng không thể lường trước được ví dụ như gây ứ tắc dịch mật và rò dịch mật ho.

Bùn túi mật thường không có triệu chứng cảnh báo, ở một vài thời điểm người bệnh có thể thấy các dấu hiệu ví dụ như đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, chán ăn, ăn lâu tiêu,... Những triệu chứng này thường thoáng qua nhưng không rõ ràng. Nếu tồn tại lâu dài, bùn túi mật có thể hình thành nên sỏi mật (sỏi túi mật, ống mật chủ, sỏi đường mật, sỏi gan,...). Khi các viên sỏi đã hình thành, người bệnh sẽ phải trải qua các triệu chứng cấp tính liên quan tới sỏi mật. Tuy nhiên, sỏi bùn túi mật cũng có thể dẫn đến viêm túi mật ngay cả khi người bệnh không bị sỏi mật.


Chỉ một số trường hợp sỏi túi mật có triệu chứng đau bụng, chậm tiêu
Chỉ một số trường hợp sỏi túi mật có triệu chứng đau bụng, chậm tiêu

3. Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không?

Mật liên tục được tạo thành ở trong gan và được dự trữ, cô đặc trong túi mật. Nếu quá dư thừa cholesterol trong túi mật dễ tạo thành bùn túi mật. Sỏi bùn túi mật gây nguy hiểm, không chỉ vì thường xuyên gây viêm đường mật, túi mật mà sự nguy hiểm của nó còn nằm ngay ở chính sự tiến triển của bệnh trong nhiều năm không có triệu chứng.

Khi xuất hiện triệu chứng cũng là lúc sỏi gây ra những biến chứng như nhiễm khuẩn đường mật, túi mật, hoặc viêm túi mật cấp, viêm mủ túi mật, áp xe... Nếu trong trường hợp nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phục hồi tốt mà không cần phẫu thuật. Trường hợp nặng phải mổ cấp cứu cắt túi mật. Tuy nhiên, do tính chất tái phát của sỏi nên sau khi điều trị nhiều người vẫn phải đối mặt với nguy cơ viêm túi mật do sỏi bùn túi mật dễ tái diễn trong tương lai.

4. Dấu hiệu sỏi bùn túi mật trở nên nguy hiểm

  • Cơn đau vùng mạn sườn phải xuất hiện đột ngột, cơn đau thường khởi phát sau khi ăn nhiều các chất béo, kèm theo các triệu chứng như nôn, sốt hay vã mồ hôi, ớn lạnh, kèm theo đầy hơi, và trướng bụng.
  • Mức độ đau có thể đau dữ dội hoặc âm ỉ, đặc biệt nếu cơn đau kéo dài trong vài giờ, và cường độ đau không giảm thì đó là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang gặp nguy hiểm.

5. Phòng ngừa


Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa vitamin C giúp hạn chế sự hấp thu chất béo tại ruột, chống táo bón và tiêu chảy
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa vitamin C giúp hạn chế sự hấp thu chất béo tại ruột, chống táo bón và tiêu chảy

Trong phác đồ điều trị bệnh sỏi bùn túi mật, bên cạnh thuốc điều trị và các sản phẩm hỗ trợ thì bao giờ bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên trong chế độ sinh dưỡng để tăng cường hiệu quả điều trị. Tuy không phải kiêng khem quá nhiều khi bị sỏi bùn mật nhưng bạn nên hạn chế những thực phẩm sau:

  • Giảm ăn dầu mỡ: Thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol không chỉ hại gan mà còn làm tăng nguy cơ tạo thành sỏi mật.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa vitamin C giúp hạn chế được sự hấp thu chất béo tại ruột, chống táo bón và tiêu chảy.
  • Ăn ít đồ ngọt, tinh bột tinh chế: Đường bột, đặc biệt là đường tinh chế trong các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt... vì chúng cũng là những thực phẩm góp phần làm gia tăng chất béo, cholesterol trong gan.
  • Tăng cường vận động: Tập thể dục, vận động thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng vận động đường mật.
  • Tẩy giun định kỳ, ăn uống hợp vệ sinh để phòng ngừa nhiễm khuẩn đường mật do giun sán.

Sỏi bùn túi mật ít có triệu chứng cảnh báo, bệnh thường diễn ra âm thầm không có biểu hiện rõ ràng. Do đó khi thấy có những dấu hiệu bất thường như chướng bụng, chậm tiêu, buồn nôn,... hay có những cơ đau quặn hạ sườn hoặc có những dấu hiệu bất thường khác, cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán tìm ra nguyên nhân, có biện pháp can thiệp kịp thời.

Để giúp bảo vệ sức khỏe khách hàng một cách toàn diện, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã đưa vào triển khai các Gói Sàng lọc Gan mật với nhiều mức độ sàng lọc chuyên sâu khác nhau, tùy vào nhu cầu cụ thể của người bệnh, giúp khách hàng đánh giá chức năng gan, mật toàn diện, thực hiện các xét nghiệm giúp phát hiện sớm nhất các vấn đề về gan, mật, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các tư vấn điều trị phù hợp.

Kết quả sàng lọc được đảm bảo độ chính xác cao nhất khi được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm; trang thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến; chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, bài bản.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe