Lá lách to và sưng lên với kích cỡ gấp nhiều lần thông thường là biểu hiện của những thay đổi bất thường trong cơ thể. Có nhiều nguyên nhân làm cho lá lách to, tuy nhiên nguyên nhân trực tiếp là lách đã phải hoạt động với một tần suất lớn quá mức.
1. Thế nào là lá lách to?
Lá lách là bộ phận nhỏ nằm hướng về sau lưng trong lồng ngực. Không chỉ có vai trò quan trọng trong hệ huyết học, lá lách còn là một bộ phận miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại các tác nhân bên ngoài như: Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng đảm bảo cho cơ thể được khỏe mạnh.
Lá lách to là tình trạng kích thước lá lách vượt quá mức bình thường. Thông thường lá lách có kích thước tương đương nắm tay. Lá lách to và sưng lên với kích cỡ gấp nhiều lần thông thường là biểu hiện của những thay đổi bất thường trong cơ thể.
2. Lá lách to có nguy hiểm không?
Lá lách to có thể gây ra những biểu hiện sau:
- Đau hoặc đầy bụng trên bên trái,
- Đau có thể lây lan sang vai trái,
- Thiếu máu, mệt mỏi,
- Thường xuyên bị nhiễm khuẩn,
- Ngoài ra bệnh nhân bị lá lách to còn gặp tình trạng dễ chảy máu.
Trong trường hợp điều trị nội khoa không cải thiện tình hình lá lách to, đồng thời những biến chứng nghiêm trọng xảy ra, phẫu thuật cắt lách sẽ được xem xét. Nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh thalassemia thì sau cắt lách vẫn có thể sống khỏe mạnh bình thường.
Tuy nhiên, lá lách to có thể được xem xét xạ trị, phương án này có thể giúp thu nhỏ lá lách và tránh phẫu thuật cho bệnh nhân.
3. Nguyên nhân khiến lá lách to
Lá lách to có thể do một số nguyên nhân sau đây:
3.1 Lá lách to do nhiễm trùng
- Virus, ví dụ như mononucleosis
- Ký sinh trùng (toxoplasmosis)
- Một số vi khuẩn như nhiễm trùng van tim
3.2 Lá lách to do ung thư
- Ung thư bạch cầu
- U lympho
- Ung thư hạch bạch huyết (Hodgkin)
3.3 Các nguyên nhân khác
- Các bệnh gây viêm tự miễn như: Viêm khớp dạng thấp, sarcoidosis, hay lupus
- Chấn thương trong khi chơi thể thao
- Ung thư bộ phận khác nhưng di căn đến lá lách
- U nang
- Áp xe lớn do nhiễm trùng
- Một số bệnh truyền nhiễm như Gaucher, tăng tích trữ glycogen, hoặc tăng tích đạm.
4. Làm thế nào để nhận biết lá lách to
Thông thường bệnh nhân không thể tự phát hiện lá lách to mà phải thông qua thăm khám. Lá lách to được phát hiện khi bệnh nhân khám tổng quát hoặc nghi ngờ từ các dấu hiệu đã nêu và khám theo yêu cầu.
Để chẩn đoán lá lách to, bác sĩ thường chỉ định một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm công thức máu để kiểm tra số lượng các loại tế bào máu
- Phát hiện lách to thông qua chụp cắt lớp vi tính hoặc lách to trên siêu âm
- MRI, giúp theo dõi lượng máu qua lách cũng là một phương án kiểm tra lá lách to
- Đôi khi để tìm ra nguyên nhân khiến lá lách to, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm chức năng gan và tủy xương.
XEM THÊM
- Áp xe lách: Chẩn đoán và điều trị
- Lách to và đau sau sốt rét phải làm sao?
- Vỡ lách: Điều trị thế nào?