Đa polyp túi mật có nguy hiểm không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Huy Bình - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã có 09 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội soi tiêu hóa.

Polyp túi mật là tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật, là hình thái tổ chức xuất phát từ thành túi mật phát triển lồi vào trong lòng túi mật. Ngoài sỏi túi mật, viêm túi mật, rối loạn vận động túi mật thì đa polyp túi mật là một trong những bệnh hay gặp.

1. Đa polyp túi mật là gì?

Đa polyp túi mật là sự xuất hiện của nhiều u nhú trong lòng túi mật. Thường có khoảng 5% là u ác tính, còn lại khoảng 95% polyp túi mật là lành tính. Trong đa số các trường hợp bệnh không xuất hiện triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua siêu âm khi đi khám sức khỏe định kỳ.

Kích thước của polyp túi mật có thể giúp chẩn đoán tương đối chính xác đó là u lành hay u ác tính. Polyp có kích thước nhỏ hơn 10mm, không thay đổi sau nhiều năm thường là lành tính và bạn có thể không nhất thiết phải điều trị. Tuy nhiên, nếu polyp phát triển nhanh cả về số lượng lẫn kích thước, chân lan rộng, làm xuất hiện các triệu chứng như đau thường xuyên, sốt tái phát nhiều lần... bác sỹ có thể nghi ngờ là polyp ác tính và bạn sẽ được khuyên nên cắt túi mật để hạn chế nguy cơ.

2. Đa polyp túi mật có nguy hiểm không?


Đa Polyp túi mật
Đa Polyp túi mật

Hầu hết các polyp túi mật lành tính nên không cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Trường hợp polyp túi mật thường xảy ra ở những người trung niên trên 50 tuổi, kích thước polyp lớn hơn 1cm mà có kèm theo sỏi mật, khi đó cần phẫu thuật cắt bỏ luôn toàn bộ túi mật. Đặc biệt đối với các polyp có nguy cơ ác tính thì bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cắt túi mật nội soi là một lựa chọn cho polyp nhỏ hoặc đơn độc dạng này. Ngoài ra, bạn nên khuyên người nhà đến bệnh viện thăm khám định kỳ thường xuyên để được bác sĩ siêu âm kiểm tra, theo dõi tình hình tiến triển của bệnh và chỉ định phương pháp điều trị kịp thời hiệu quả.


Nên thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm
Nên thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm

Khi nghi ngờ polyp túi mật phát hiện qua siêu âm nhưng bệnh nhân không có triệu chứng như đau, sốt... trường hợp này bệnh nhân cần được theo dõi, kiểm tra lại sau 6 tháng hay một năm để xác định thái độ điều trị: nếu sau thời gian đó mà không còn hình ảnh của polyp thì không cần phải xử trí gì. Trái lại, khi hình ảnh polyp rõ, bệnh nhân cần chủ động đi khám để cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm 6 tháng nếu khối u lớn trên 10mm hoặc có phát hiện các biểu hiện ác tính qua xét nghiệm máu, các thăm dò khác hoặc polyp đã có biểu hiện lâm sàng như đau, sốt tái phát thì cần phải phẫu thuật sớm. Phẫu thuật nội soi, cắt túi mật nội soi là phẫu thuật ít xâm hại, ít đau và bệnh nhân hồi phục nhanh, ít biến chứng.

Do polyp túi mật không có triệu chứng và có thể là ung thư nên mọi người nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Cần hạn chế các yếu tố liên quan đến sự hình thành polyp túi mật như chẩn đoán và điều trị tích cực các rối loạn chức năng gan mật; nồng độ đường, mỡ trong máu cao, viêm gan do virus...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe