Các biểu hiện ở ngoài dạ dày khi bị nhiễm Helicobacter pylori

Bài được viết bởi Thạc sĩ - Bác sĩ Mai Viễn Phương - Trưởng Đơn nguyên Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Khi xâm nhập đường tiêu hóa, vi khuẩn Helicobacter pylori có liên quan đến bệnh viêm ruột, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, ung thư biểu mô gan, sỏi mật và viêm túi mật. Nồng độ sắt và vitamin B12 trong huyết thanh thấp hơn cũng đã được tìm thấy ở những bệnh nhân nhiễm H. pylori, dẫn đến sự xuất hiện của chứng thiếu máu cục bộ ở một số người.

1. Tổng quan

Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn lây nhiễm vào môi trường dạ dày và có liên quan đến các bệnh dạ dày tá tràng, bao gồm viêm - loét dạ dày tá tràng và ung thư biểu mô tuyến dạ dày. Tuy nhiên, từ những năm 80 của thế kỷ trước, mối quan hệ giữa loại nhiễm trùng này và các biểu hiện ngoài hệ thống dạ dày cũng đã được nghiên cứu; chẳng hạn như bệnh viêm ruột, thiếu sắtB12, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, ung thư biểu mô gan, bệnh đa xơ cứng, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinsonhội chứng Guillain-Barré.

2. Một số đường lây truyền cơ bản của Helicobacter pylori

Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại vi khuẩn gram âm sống trong môi trường dạ dày của 60,3% dân số thế giới và tỷ lệ nhiễm vi khuẩn này đặc biệt cao ở các nước có điều kiện kinh tế xã hội kém hơn, vượt quá 80% ở một số khu vực trên thế giới. Hiện tượng này xảy ra một phần do điều kiện vệ sinh cơ bản không đạt yêu cầu và số lượng dân cư cao được quan sát thấy ở nhiều quốc gia kém phát triển, đây là các “kịch bản” có lợi cho sự lây truyền qua đường miệng và đường phân của H. pylori.

Một con đường lây truyền khác của mầm bệnh này hiện đang được thảo luận là con đường tình dục, vì những người nhiễm H. pylori (có bạn tình dương tính) có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn so với nhóm đối chứng. Người ta xác định rõ ràng rằng, vi sinh vật này chủ yếu liên quan đến sự phát triển của rối loạn dạ dày tá tràng, trong đó nổi bật là loét dạ dày tá tràng, u lympho mô liên kết niêm mạc và ung thư biểu mô tuyến dạ dày. Tuy nhiên, kể từ những năm 1980, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng nhiễm trùng như vậy với một số biểu hiện ngoài dạ dày.

cac-bieu-hien-o-ngoai-da-day-khi-bi-nhiem-helicobacter-pylori
Các nghiên cứu đầu tiên về mối liên quan giữa nhiễm Helicobacter pylori và các biểu hiện ngoài dạ dày theo thời gian.

Ghi chú: CV: Tim mạch; IBD: Bệnh đường ruột; ITP: Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn; GBS: Hội chứng Guillain-Barré; IDA: Thiếu máu do thiếu sắt; RGE: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản; PD: Bệnh Parkinson; MS: Bệnh đa xơ cứng; AD: Bệnh Alzheimer; NAFLD: Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

3. Nhiễm Helicobacter pylori dường như ảnh hưởng đến sự khởi phát và mức độ nghiêm trọng của bệnh từ nhiều hệ cơ quan

Trong bối cảnh đó, nhiễm H. pylori được cho là ảnh hưởng đến sự khởi phát và mức độ nghiêm trọng của bệnh từ nhiều hệ cơ quan khác nhau, hoạt động như một yếu tố nguy cơ của một số rối loạn nhưng cũng đóng vai trò như một tác nhân bảo vệ chống lại một số tình trạng nhất định.

Nhiễm H. pylori dường như có liên quan đến bệnh viêm ruột (IBD), bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), ung thư biểu mô gan, sỏi đường mậtviêm túi mật. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt vitamin B12 và sắt trong huyết thanh được cho là có thể bị trầm trọng hơn hoặc thậm chí, do chính H. pylori gây ra sự nhiễm trùng. Ngoài ra, các bệnh về mắt, da liễu, chuyển hóa, tim mạch, thần kinh cũng liên quan đến loại vi sinh vật này.
Các biểu hiện ngoài dạ dày của Helicobacter pylori và các cơ chế sinh bệnh có thể có của các bệnh lý này:

Biểu hiện ngoài dạ dày Các cơ chế của bệnh lý được đề xuất là có mối tương quan với nhiễm khuẩn H. pylori
Bệnh dị ứng Giả thuyết vệ sinh.
Bệnh Alzheimer Thiếu vitamin B12 làm tăng nồng độ homocysteine.
Sự tăng phosphoryl hóa bất thường của protein TAU do nhiễm H. pylori.
Đa hình ApoE.
Bệnh hen suyễn Ngăn chặn phản ứng dị ứng qua trung gian Th-2.
Xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim Kích thích sản xuất bọt bên trong các đại thực bào, góp phần làm phóng đại mảng xơ vữa động mạch và rối loạn chức năng động mạch.
Thiếu B12 Vẫn còn đang được làm rõ nhưng đã được chứng minh là không phụ thuộc vào chứng teo dạ dày và chảy máu làm giảm khả năng hấp thụ qua chế độ ăn uống của bệnh nhân.
Sỏi mật Sự hiện diện của mật bị nhiễm H. pylori
Bệnh động mạch vành / cứng động mạch hệ thống Tăng mức độ homocysteine.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản Tăng tiết dịch vị dạ dày.
Đái tháo đường Tăng sản xuất cytokine; quá trình phosphoryl hóa dư lượng serine từ chất nền của thụ thể insulin.
Ung thư biểu mô gan Quá trình viêm, xơ hóa và hậu quả là hoại tử.
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (ITP) CagA có thể kích thích sự tổng hợp các kháng thể kháng CagA phản ứng chéo với các kháng nguyên bề mặt tiểu cầu gây ra ITP.
Bệnh viêm ruột Giảm viêm ruột thông qua giải phóng IL-18 và phát triển các tế bào T điều hòa.
Protein kích hoạt bạch cầu trung tính giảm viêm thông qua thụ thể Toll-like 2 và kích thích IL-10.
Thiếu máu do thiếu sắt Vẫn còn đang được làm rõ, nhưng đã được chứng minh là không phụ thuộc vào chứng teo dạ dày và chảy máu làm giảm khả năng hấp thụ qua chế độ ăn uống của bệnh nhân.
Mối liên quan với rối loạn tăng trưởng ở trẻ em.
Bệnh đa xơ cứng Giả thuyết vệ sinh.
Sự cảm ứng ức chế của H. pylori đối với phản ứng miễn dịch Th1 và Th17.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu H. pylori gây ra kháng insulin.
Giảm sản xuất adiponectin.
Viêm gan.
Biểu hiện nhãn khoa Tình trạng viêm nhiễm toàn thân; tăng căng thẳng oxy hóa; rối loạn chức năng ty thể; thiệt hại cho DNA.
Bệnh Parkinson Tăng tổng hợp 1-methyl-4-phenyl-1,2,36-tetrahydropyridine.
Giảm hấp thụ levodopa.
cac-bieu-hien-o-ngoai-da-day-khi-bi-nhiem-helicobacter-pylori
Sơ đồ tóm tắt các biểu hiện ngoài dạ dày của nhiễm Helicobacter pylori.

Màu cam là các biểu hiện nguy cơ khi nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Màu xanh dương thể hiện sự liên kết mang tính bảo vệ của vi khuẩn H. pylori. Màu xám là các biểu hiện có sự liên kết lưỡng phân.

4. Kết luận

Mặc dù nhiễm khuẩn H. pylori thường liên quan đến các biểu hiện ở dạ dày nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng thu hút sự chú ý đến vai trò của nó đối với các bệnh ngoài dạ dày. Việc hiểu biết về cách vi khuẩn này ảnh hưởng đến các rối loạn nằm ngoài dạ dày - tá tràng có thể làm sáng tỏ những điểm chưa rõ về sinh lý bệnh của chúng và có thể làm sáng tỏ các mục tiêu điều trị mới trong việc kiểm soát các tình trạng này.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: luanvanyhoc.com, benhvienthienmy.com, khoay.tvu.edu.vn, vi.wikiqube.net

Tài liệu tham khảo:
Santos MLC, de Brito BB, da Silva FAF, Sampaio MM, Marques HS, Oliveira e Silva N, de Magalhães Queiroz DM, de Melo FF.
Helicobacter pylori infection: Beyond gastric manifestations. World J Gastroenterol 2020; 26(28): 4076-4093 [PMID: 32821071 DOI: 10.3748/wjg.v26.i28.4076]

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan