Sự phát triển của công nghệ cũng tác động đến lĩnh vực y học và mang lại khá nhiều hiệu quả trong việc phòng và điều trị bệnh. Những tiến bộ của công nghệ 3D trong giải phẫu giúp cho quá trình tạo hình xương khớp và điều trị bệnh trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Có thể nói công nghệ tạo hình xương khớp mở ra kỷ nguyên mới trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.
1. Công nghệ tạo hình xương khớp
Trong chấn thương chỉnh hình thay vì sử dụng các vật liệu nhựa hoặc kim loại để thực hiện tạo hình xương khớp, thì công nghệ 3D thông thường sẽ sử dụng vật liệu bao gồm các tế bào sống hay còn gọi mực sinh học nhằm tạo ra các mô hoặc bộ phận tổ chức sống của các cơ quan nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Những cấu trúc này được tái tạo có thể sử dụng nghiên cứu hoặc thử nghiệm lâm sàng với chi phí rẻ hơn rất nhiều.
Công nghệ phẫu thuật tạo hình xương khớp giúp tạo ra các mô hình giải phẫu mà có chức năng tương tự với người bệnh để sử dụng tính toán các kỹ thuật được áp dụng trong phẫu thuật khó, phức tạp thậm chí là có thể mang lại những tác động tiêu cực cho cơ thể. Với việc sử dụng công nghệ này sẽ làm giảm bớt thời gian phẫu thuật và giảm thiểu các sang chấn đối với tình trạng bệnh của bệnh nhân hoặc có thể có nguy cơ xảy ra các biến chứng không mong muốn.
Trong chấn thương chỉnh hình có liên quan đến hệ cơ xương khớp công nghệ này chủ yếu sử dụng để tạo hình chân tay giả, tuy nhiên cho đến nay thì công nghệ này được phát triển đối với các khớp nhân tạo với các thông số chính xác như thông số của cơ thể người bệnh. Với sự phát triển của công nghệ kết hợp với sự tiến bộ về công nghệ vật liệu y sinh đã giúp cho quá trình phẫu thuật chấn thương chỉnh hình có thể tăng cao hiệu quả, giúp bảo tồn và phục hồi chức năng cơ thể tốt, cải thiện cả chất lượng cuộc sống của người bệnh và đặc biệt chi phí cho phẫu thuật cũng rẻ hơn so với trước.
Trong quá trình phẫu thuật bệnh lý khối u của xương hoặc khối lượng xương có thể mất lớn thì cần toạ hình xương khớp và quá trình tạo hình phần xương khuyết có thẻ sử dụng xương đồng loại hoặc ngoài sử dụng xương đồng loại có thể sử dụng các vật liệu sinh học cùng vật liệu 3D để có thể đáp ứng được điều trị cho người bệnh.
2. Một số phẫu thuật tạo hình xương khớp
- Phẫu thuật cắt bỏ ngón tay thừa. Dị tật thừa ngón tay được xếp vào nhóm dị tật bẩm sinh được biểu hiện bằng việc bàn tay mọc thừa ra các ngón khác. Và ngón bị thừa thường xuất hiện mô nhỏ, đa phần có cả xương nhưng không có khớp. Tuy nhiên ngón tay này lại không thể hoạt động được như những ngón bình thường và thường phát triển kém hơn hẳn so với ngón tay bình thường khác. Dị tật thừa ngón tay có ảnh hưởng khá nhiều đến chức năng hoạt động của bàn tay hay bàn chân đồng thời còn gây mất thẩm mỹ khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti dẫn đến giảm sút về năng suất lao động hoặc khó khăn trong việc tạo dựng các mối quan hệ xã hội. Quá trình phẫu thuật cắt bỏ ngón tay thừa được xem như phương pháp tối ưu giúp người bệnh có thể cải thiện được cả chức năng của bàn tay hoặc bàn chân và không bị ảnh hưởng tâm lý về thẩm mỹ.
- Phẫu thuật nội soi thực hiện tái tạo dây chằng chéo khớp gối. Đứt dây chằng chéo khớp gối xảy ra với tai nạn khá phổ biến có thể trong hoạt động thể thao hoặc lao động hoặc khi tham gia giao thông. Dây chằng chéo khớp gối có hai loại trước và sau. Và khi phẫu thuật thường thực hiện cho cả hai loại. Những trường hợp sẽ áp dụng kỹ thuật này để tạo hình và thực hiện chỉnh hình: dây chằng khớp gối bị đứt hoàn toàn hoặc đứt một phần kèm theo tình trạng mất vững gối, hoặc người bệnh đã trải qua các chương trình luyện tập vật lý trị liệu nhưng vẫn không đạt hiệu quả để thực hiện các hoạt động chức năng của cơ thể, hoặc người bệnh có nhu cầu vận động cao hoặc làm những công việc đòi hỏi phải sử dụng đến đầu gối thường xuyên, hoặc đứt dây chằng chéo khớp gối dẫn tới tổn thương thứ phát bao gồm rách sụn chêm hoặc thoái hoá khớp...
Thực hiện tạo hình và phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo khớp gối giúp khắc phục hoặc loại bỏ các phần sụn chêm bị rách hoặc đã hỏng không thể sử dụng được. Và đặc biệt tùy theo vị trí sụn chêm bị rách thì phần này sẽ được khâu lại hoặc cũng có thể sẽ được loại bỏ đi. Phẫu thuật rách sụn chêm thực hiện bằng phương pháp nội soi hoặc mổ mở tùy theo thể trạng của người bệnh.
Trường hợp bệnh nhân bị rách sụn chêm thường sẽ gặp các biến chứng như đau đầu gối dữ dội, hoặc khớp gối bị kẹt hoặc có tiếng lục cục trong khớp khi thực hiện cử động của khớp, hoặc khớp gối sẽ bị giảm mạnh hoặc mất khả năng hấp thụ lực cũng như khả năng giảm xóc của toàn bộ cơ thể, hoặc vùng đầu gối sẽ sưng to gây mất cảm giác gối của người bệnh, thêm vào đó có thể mất cả mọi cảm giác ở phần gối khiến cho gối cử động khó khăn hoặc thậm chí có thể không cử động được nữa.
- Phẫu thuật gãy xương đòn. Gãy xương đòn liên quan đến chấn thương thường gặp như bị ngã đập vai xuống đất. Thực hiện phẫu thuật sẽ được chỉ định trong các trường hợp như gãy xương hở, kèm theo biến chứng liên quan đến thần kinh mạch máu, hoặc di lệnh hơn 2cm hoặc đầu gãy hoặc gãy xương đòn kèm theo gãy cổ và xương bả vai, hoặc gãy 1⁄3 và đứt cả dây chằng quạ đòn... Phẫu thuật gãy xương đòn khá phổ biến và được đánh giá khá an toàn bởi vì phần xương đòn nằm ở phần nông của da. Và thương được áp dụng bởi hai kỹ thuật: phẫu thuật kết xương bằng nẹp vít hoặc phẫu thuật kết xương bằng đinh. Có thể tuỳ thuộc và trạng thái cơ thể của người bệnh để bác sĩ tư vấn lựa chọn và chỉ định phương pháp thực hiện phù hợp. Gãy xương đòn thuộc tình trạng nguy hiểm nên cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ biến chứng gồm có tổn thương dây thần kinh hoặc các mạch máu hoặc có thể xương sẽ lâu liền hoặc có thể xuất hiện khối u trong xương hoặc có thể gây nên tình trạng viêm khớp.
- Phẫu thuật gãy xương cánh tay. Tình trạng này thường xảy ra do các vật cứng đạp vào làm gãy xương hoặc khi ngã chống tay đột ngột xuống dưới đất. Phẫu thuật sẽ giúp phục hồi phần xương bị gãy và thường được chỉ định trong các trường hợp như gãy xương cánh tay di lệch cùng với việc nắn chỉnh không có hiệu quả, hoặc gãy xương hở, hoặc gãy xương kết hợp tổn thương mạch máu cùng với dây thần kinh, hoặc áp dụng nhiều kỹ thuật trong quá trình thực hiện cho trường hợp gãy xương cánh tay bao gồm: nẹp vít cho xương quay và xương trụ hay nẹp vít cho xương quay và định rush cho xương trụ...
- Phẫu thuật nội soi trong quá trình tạo hình mỏm cùng vai. Thường được thực hiện với chỉ định trong các trường hợp gãy mỏm cùng vai do trật khớp vai. Khi trật khớp vai xảy ra thì đầu xương cánh tay có thể không nằm trong ổ chảo của xương vai khiến cho đầu xương bị lệch một phần hoặc toàn phần. Phẫu thuật tạo hình mỏm cùng vai không chỉ giúp sửa chữa hoặc thắt chặt các cấu trúc bị tổn thương mà còn rất quan trọng nếu trật khớp có thể gây ra những tổn thương cho xương trong khớp. Có thể can thiệp thông qua phẫu thuật nội soi cùng các kỹ thuật chỉnh hình giúp tái tạo hình mỏm vai nguyên vẹn như ban đầu.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.