Hiện tượng đau mỏi quai hàm có thể tiến triển do một số nguyên nhân thường gặp như nhiễm trùng xoang, đau răng, các vấn đề về mạch máu, dây thần kinh hoặc các tình trạng khác. Do đó, việc xác định chính xác nguyên nhân gây đau mỏi quai hàm là rất quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp.
1. Nguyên nhân đau mỏi quai hàm
Đau mỏi quai hàm có thể là do rối loạn khớp thái dương hàm. Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến xương, khớp và cơ chịu trách nhiệm vận động hàm. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Cứng hàm
- Đau ở mặt và hàm
- Nghiến răng
- Khó nhai hoặc mở miệng
- Cảm giác nóng rát trong miệng
- Răng nhạy cảm
Các nguyên nhân khác gây ra hiện tượng đau mỏi quai hàm:
- Gãy hàm: do ngã hoặc bị đánh vào mặt.
- Hàm bị lệch: do há miệng quá rộng, chẳng hạn như khi ngáp.
- Phẫu thuật nha khoa: có thể gây đau hàm vì có thể mất thời gian để hồi phục sau một thủ thuật.
- Chấn thương hoặc căng thẳng có thể gây căng cơ, dẫn đến đau hàm.
- Viêm xương khớp và các dạng viêm khớp khác có thể khiến bề mặt tiếp xúc trơn tru giữa các khớp và xương bị mài mòn.
- Các tình trạng viêm nhiễm như viêm màng hoạt dịch, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vẩy nến... gây viêm khớp. Nếu những tình trạng này ảnh hưởng đến khớp xương hàm, cơn đau có thể phát triển.
- Viêm xoang
- Nhiễm trùng tai
- Bệnh nướu răng, sâu răng, kẽ răng, răng bị hư hỏng và áp xe đều có thể gây đau hàm.
- Đau thần kinh xảy ra khi dây thần kinh bị tổn thương gây các triệu chứng đau mỏi quai hàm liên tục hoặc chỉ xảy ra theo thời gian. Ví dụ về đau thần kinh bao gồm đau dây thần kinh sinh ba, đau dây thần kinh sau zona và đau liên quan đến ung thư.
- Viêm mạch máu cũng có thể dẫn đến đau hàm. Ví dụ, trong viêm động mạch thái dương, các động mạch bị viêm, dẫn đến đau mỏi quai hàm, có thể kèm theo gây nguy hiểm cho thị lực của một người.
- Đau thắt ngực có thể phát triển khi tim không nhận đủ máu giàu oxy, thường là do tắc nghẽn động mạch vành. Nó có thể gây đau ngực cũng như lan lên vùng đầu cổ gây đau quai hàm.
- Đau đầu do căng thẳng
- Rối loạn tuyến nước bọt
- Lupus
- Ngưng thở khi ngủ
- Một số tình trạng sức khỏe tâm thần
- Căng thẳng, mệt mỏi và thiếu ngủ.
2. Triệu chứng đau mỏi quai hàm
Các triệu chứng cụ thể và kèm theo đau hàm mặt sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Chúng có thể bao gồm:
- Sưng mặt, đau mặt trở nên tồi tệ hơn khi người đó sử dụng hàm
- Cứng hàm
- Đau răng
- Đau khớp và cơ: cơn đau dao động từ đau âm ỉ đến cảm giác đau nhói
- Đau thần kinh: đau nóng rát, châm chích dọc dây thần kinh.
- Hạn chế phạm vi chuyển động hàm
- Âm thanh răng rắc khi đóng mở hàm
- Tiếng chuông trong tai khi đóng mở hàm
- Đau tai
- Nhức đầu có hoặc không có đau tai và áp lực sau mắt, chóng mặt.
- Sốt
3. Biến chứng đau mỏi quai hàm
Các biến chứng có thể phát sinh nếu người đó không tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi bị đau hàm. Một số biến chứng có thể xảy ra của đau mỏi quai hàm bao gồm:
- Biến chứng nha khoa
- Biến chứng phẫu thuật
- Nhiễm trùng
- Cơn đau liên tục
- Chán ăn do khó nhai, đau hoặc nuốt.
4. Chẩn đoán và điều trị đau mỏi quai hàm
Để chẩn đoán đau hàm, bác sĩ sẽ hỏi người đó về các triệu chứng của họ và tiến hành khám sức khỏe. Bác sĩ cũng có thể đề nghị xét nghiệm máu, nghiên cứu hình ảnh hoặc cả 2. Nếu nghi ngờ nguyên nhân gây ra cơn đau, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh làm các xét nghiệm cụ thể cho tình trạng đó.
Điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân đau mỏi quai hàm. Bao gồm:
- Kháng sinh, nếu các xét nghiệm cho thấy khả năng nhiễm vi khuẩn
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc xịt, thuốc uống hoặc các dạng thuốc bôi để giảm đau
- Tiêm steroid vào chỗ đau để giảm viêm hoặc sưng
- Thuốc kháng vi-rút để điều trị một số nhiễm vi-rút gây đau mỏi quai hàm như herpes zoster
- Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ bất kỳ xương bị hư hỏng nào hoặc để xây dựng lại hàm.
Một số liệu pháp vật lý bao gồm:
- Sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng, chẳng hạn như dụng cụ bảo vệ hàm
- Vật lý trị liệu
- Liệu pháp thư giãn
- Tập căng cơ răng hàm để tăng tính linh hoạt của cơ bắp
- Kiểm tra tư thế để tránh căng thẳng cổ và lưng
Một số lựa chọn điều trị nha khoa cho đau mỏi quai hàm bao gồm:
- Điều trị tủy
- Nhổ răng
- Liệu pháp nhiệt hoặc lạnh
Một số biện pháp khắc phục tại nhà bao gồm:
- Áp dụng chế độ ăn mềm để ngăn cử động hàm quá mức
- Châm cứu
- Sử dụng niềng răng để nắn chỉnh răng.
5. Phòng ngừa
Nếu một người đã từng bị đau hàm, hãy làm theo những lời khuyên này để giúp ngăn cơn đau quay trở lại:
- Ăn thức ăn mềm hoặc lỏng, chẳng hạn như súp hoặc mì ống
- Tránh ăn thức ăn dai hoặc giòn, chẳng hạn như kẹo cao su
- Cắn những miếng thức ăn nhỏ
- Chăm sóc nha khoa thường xuyên
- Giảm căng thẳng bằng cách thiền, yoga hoặc các loại bài tập khác
- Xoa bóp vùng hàm để thư giãn cơ bắp và tăng lưu lượng máu
- Sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm để ngăn răng nghiến lại với nhau
- Giữ tư thế đúng và không mang túi nặng quá lâu trên một vai
6. Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ
Đau hàm không phải lúc nào cũng cần được chăm sóc y tế, nhưng một người nên đi khám bác sĩ khi:
- Biện pháp khắc phục tại nhà không cải thiện đau hàm
- Đau hàm ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày của một người
- Có sự thay đổi trong cách hàm di chuyển hoặc răng thẳng hàng
- Hàm bắt đầu phát ra âm thanh lách cách hoặc lộp bộp khi di chuyển
- Đau xảy ra ở cổ hoặc lưng trên
- Họ bị đau mắt, thay đổi thị lực hoặc đau đầu
- Ù tai xảy ra cùng với đau hàm
- Vấn đề về răng miệng, chẳng hạn như răng bị gãy
- Bị sưng hàm và sốt
Hầu hết các loại đau mỏi quai hàm thường là do rối loạn khớp thái dương hàm. Trong nhiều trường hợp, đau mỏi quai hàm không cần được chăm sóc y tế ngay lập tức, nhưng đôi khi, nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng cơ bản nghiêm trọng hơn cần được điều trị. Do đó, nếu bạn bị đau hàm nghiêm trọng, trầm trọng hơn hoặc dai dẳng thì nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.