Bị trẹo cổ chân bao lâu thì khỏi?

Trẹo cổ chân bị sưng tuy không phải là một chấn thương quá nghiêm trọng nhưng lại gây cản trở trong vấn đề sinh hoạt, đi lại hàng ngày. Vậy trẹo cổ chân bao lâu thì khỏi và nên làm gì với tình trạng trẹo cổ chân.

1 .Yếu tố làm tăng nguy cơ trẹo cổ chân bị sưng và chấn thương cổ chân

Trước khi tìm hiểu trẹo cổ chân bao lâu thì khỏi, ta sẽ đánh giá đến những nguyên nhân tăng nguy cơ trẹo cổ chân. Thông thường có 3 yếu tố chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này:

  • Mang giày không phù hợp

Giày là một vật dụng quan trọng và thiết yếu. Chúng ta không thể phủ nhận công dụng của giày. Tuy nhiên dù quan trọng thì đi giày không đúng cách cũng có thể ảnh hưởng đến bàn chân và xương cổ chân. Nếu đôi giày không đảm bảo độ êm ái và vừa vặn sẽ được cho là không tốt cho khả năng vận động.

Khi đi giày quá chật chân không thể lưu thông máu. Thêm vào đó nếu không có đệm đỡ tốt những tổn thương bàn chân có thể ảnh hưởng nặng, dẫn đến chấn thương ở mắt cá chân. Nặng hơn nữa sẽ gây ra trẹo cổ chân bị sưng tấy khiến bệnh nhân đau nhức khó chịu.

  • Chân từng bị chấn thương có thể ảnh hưởng do di chứng

Chân từng có chấn thương sẽ ảnh hưởng đến phần nào sự vận động. Đặc biệt là bệnh nhân từng bong gân hay trẹo cổ chân đã điều trị khỏi nếu không cẩn thận sẽ gặp lại vấn đề trẹo cổ chân.

  • Người có thói quen chơi thể thao

Khi luyện tập thể thao mất kiểm soát với bản thân, có thể dẫn đến trẹo chân. Đặc biệt các bộ môn yêu cần cổ chân chịu lực như cử tạ, chạy, bóng rổ... Vì thế cần lưu ý khi chơi để tránh chấn thương cổ chân.

2. Phương pháp chẩn đoán bệnh nhân trẹo cổ chân

Trẹo cổ chân bị sưng có thể dựa theo trực quan phán đoán ở bước ban đầu. Tuy nhiên để đánh giá bệnh lý chính xác cần có những cơ sở cụ thể. Với trẹo cổ chân có thể áp dụng chụp X quang hoặc chụp cộng hưởng từ để xác định cũng như chẩn đoán mức độ của bệnh.

3. Tính nguy hiểm của tai nạn gây trẹo cổ chân bị sưng

Với bệnh nhân xác định trẹo cổ chân bị sưng, tình trạng có thể so sánh tương tự như là trật khớp, giãn dây chằng và bong gân. Hầu hết nguyên nhân xác định là do người bệnh rách dây chằng ở mắt cá phía ngoài. Tổn thương ban đầu sẽ nhỏ khiến bệnh nhân chủ quan. Nhưng sau đó vết thương lan rộng sẽ dẫn đến rách toàn bộ dây chằng.

Tình trạng trẹo cổ chân không dừng lại ở đó. Nếu bệnh nhân không mau chóng điều trị và cố định có thể sẽ ảnh hưởng đến khớp cổ chân. Tình trạng trẹo cổ chân bị sưng càng kéo dài thì càng tổn thương nghiêm trọng. Đôi khi có thể là nguyên nhân dẫn đến gãy chân và trật khớp của mắt cá chân.

Khi được điều trị sớm bệnh nhân sẽ hạn chế di chứng cùng những nguy hiểm của bệnh lý trẹo cổ chân gây ra. Những ảnh hưởng có thể làm bạn gặp phải khó khăn sau khi trẹo cổ chân bị sưng không kịp thời điều trị:

  • Dị dạng khớp mãi mãi
  • Hạn chế khả năng linh hoạt của khớp
  • Đau khớp kéo dài
  • Viêm khớp
  • Tổn thương mạch máu và dây thần kinh xung quanh cổ chân
  • Xuất hiện máu đông gây tắc nghẽn
  • Sự ổn định của khớp cổ chân suy giảm đáng kể

4. Sau bao lâu trẹo cổ chân bị sưng người bệnh sẽ hồi phục?

Bị trẹo cổ chân bao lâu thì khỏi là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có khoảng thời gian phục hồi khác nhau, do điều này còn phụ thuộc vào mức nặng hay nhẹ của tình trạng trẹo cổ chân.

Với những bệnh nhân không rách cơ, xương vẫn còn nguyên và chưa trật khớp lệch khỏi cổ chân mức độ ảnh hưởng nhẹ có thể tốn 4 tuần còn nặng hơn cần 12 tuần để phục hồi toàn diện.

Trong quá trình chẩn đoán, nếu bệnh nhân đã chấn động xương, rách cơ hoặc có cả trật khớp thì cần điều trị kéo dài, có thể vài ba tháng.

Tuy nhiên còn cần đánh giá nhận xét thông qua thể trạng phục hồi và sức khỏe của người bệnh. Bệnh nhân phục hồi chậm hay vết thương khó lành có thể kéo dài đến nửa năm hoặc 8 tháng để vết thương đảm bảo lành hẳn và có thể di chuyển vận động không gây ra di chứng.

5. Phòng ngừa nguy cơ trẹo cổ chân

Tuy rằng trẹo cổ chân bị sưng có thể tạm thời không nguy hiểm nghiêm trọng nhưng cũng không thể chủ quan. Không phải bệnh nhân nào cũng có khả năng hồi phục giống nhau. Vì thế cách tốt nhất chính là luôn chủ động phòng bệnh trước khi xảy ra điều gì không may cho sức khỏe bản thân. Với nguy cơ trẹo cổ chân bị sưng bạn có thể thực hiện một số giải pháp sau để ngăn ngừa giảm nguy cơ mắc phải:

  • Không ngừng luyện tập tăng độ đàn hồi và sức mạnh cơ bắp
  • Tăng khả năng thăng bằng của đôi chân giúp cổ chân khỏe mạnh hơn
  • Lựa chọn bài tập luyện thể thao phù hợp với sức khỏe và không cố sức quá khả năng khi luyện tập
  • Trước khi chơi thể thao cần có thói quen khởi động làm mềm gân cốt. Không nên lao vào luyện tập tránh gân cốt không kịp thích ứng gây ra tổn thương.
  • Các bề mặt đi lại hoặc chạy qua cần lưu ý tránh vấp té hoặc gia lực quá đột ngột khiến cổ chân nhất thời bị tác động
  • Giày khi vận động không chỉ riêng lúc chơi thể thao đều cần đảm bảo thoải mái dễ chịu nhất có thể để người đi không bị gò bó đôi chân. Đối với bệnh nhân từng có tiền sử chấn thương nên hạn chế giày cao gót, vì cơ xương khớp đã chịu chấn thương sẽ yếu hơn bình thường.
  • Để sức khỏe gân cốt và xương ổn định bạn nên thường xuyên luyện tập. Độ dẻo dai không tự nhiên có trong một thời gian ngắn chúng cần được rèn luyện và thích nghi.
  • Có thể sử dụng thêm dụng cụ phòng ngừa chấn thương khi chơi thể thao để bảo vệ cổ chân như băng cuốn.
  • Những hoạt động yêu cầu vận động quá sức cần tránh và không chơi thể thao nếu mắt cá chân đang không ổn định hoặc có dấu hiệu không tích cực.

Bị trẹo cổ chân bao lâu thì khỏi tùy thuộc vào mức độ mắc và thể trạng thực tế của bệnh nhân. Tuy nhiên nếu trẹo cổ chân bị sưng bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra. Hãy mau chóng điều trị cố định đừng chủ quan với các đau nhức để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe