Tạng thận ảnh hưởng đến các tạng nào theo Y Học Cổ Truyền?

Trong đông y, thận một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Tạng thận được coi là gốc rễ của mọi hoạt động sống và đồng thời nó là nền móng của sự di truyền. Khái niệm thận trong đông y rộng hơn, nó thực hiện chức năng sinh dục, nội tiết, tiết niệu, huyết dịch, xương cốt và cả hệ thống thần kinh. Do vậy, chức năng sinh lý tạng thận có liên quan mật thiết với các tạng phủ khác trong cơ thể nhằm thực hiện điều hòa các chức năng sinh lý của cơ thể. Vậy tạng thận ảnh hưởng tới các tạng nào theo Y Học Cổ Truyền?

1. Tạng thận ảnh hưởng tới phế

Theo học thuyết ngũ hành, mối quan hệ giữa tạng thận và phế giống như sự liên kết giữa mẹ và con. Thận thuộc hành thủy và phế thuộc hành kim, mà thủy và kim tương sinh với nhau. Hai tạng có tác dụng ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau về sinh lý và cả bệnh lý của tạng thận. Phế là một trong những cơ quan hô hấp, hít vào thanh khí từ không khí thiên nhiên và thải ra trọc khí của cơ thể, làm trao đổi khí giữa bên trong và bên ngoài của cơ thể. Tùy thuộc vào chức năng và hoạt động của tạng phế, khí có thể lưu thông xuyên suốt cơ thể, vì vậy sự chuyển hóa trong cơ thể luôn được đảm bảo.

Tuy nhiên, quá trình hô hấp không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào chức năng của tạng phế. Thận cũng tham gia vào chức năng điều hòa quá trình hô hấp giúp duy trì khí trao đổi có hiệu quả. Khí hít vào được tạng phế tinh chế và đưa xuống thận thu nạp một cách phù hợp. Thận chủ nạp khí có nghĩa là thu nhận và giữ lại khí được hít vào của tạng phế và thực hiện chức năng điều tiết hoạt động hô hấp. Thông thường hoạt động hô hấp phụ thuộc vào sự điều hòa lẫn nhau của tạng thận và tạng phế. Mối quan hệ này được thể hiện rõ trong loại chứng trị tài. Phế chủ khí còn thận là gốc của khí, tạng phế chủ xuất khí còn tạng thận chủ nạp khí, kết quả của sự cân bằng dương âm khi âm dương tương hỗ nhau nên hô hấp được thông suốt.

Để chức năng hô hấp được duy trì thông suốt, tạng thận khí phải sung mãn và nhiệm vụ nạp khí của thận không bị ảnh hưởng. Khi thận khí bị suy yếu và không thể dung nạp được khí, khí đi xuống sẽ không được thận thu nạp có thể dẫn tới những vấn đề về phế như thì thở ra dài và hít vào khó khăn. Tình trạng này sẽ nặng hơn khi phải vận động nhiều. Trong Y Học Cổ Truyền, đây được gọi là thận không nạp được khí. Trên lâm sàng, tình trạng này có thể gặp trong viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi, khí phế thũng và tâm phế mạn,... đều là vấn đề của thận hư khí nghịch, thận không nạp được khí mà gây ra.

2. Thận ảnh hưởng tới tỳ

Trong khi tạng thận là nguồn gốc của sự sống được gọi là tiên thiên thì tạng tỳ được coi là hậu thiên và là nguồn sinh hóa khí huyết. Hai tạng này tương hỗ và thúc đẩy lẫn nhau. Tạng tỳ chủ vận hóa, đồng thời là cơ quan chính đảm nhiệm chức năng tiêu hóa, hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng đến toàn cơ thể. Các chất dinh dưỡng chính là nguyên liệu cơ bản giúp tạo nên huyết dịch, tân dịch và khí huyết trong cơ thể. Do đó, tạng tỳ được xem như hậu thiên và là nguồn gốc sản sinh ra khí huyết. Để hoạt động tốt hơn, tỳ phụ thuộc vào sự ôn ấm và hoạt động thúc đẩy của thận dương. Trong Y môn bổng hát có viết rằng: “Tỳ có chức năng vận hóa và nhờ sự ôn ấm và thúc đẩy của thận dương mà tạng vị được thúc đẩy”. Điều này có nghĩa là tiên thiên hỗ trợ hậu thiên, cho phép tỳ và vị hoạt động một cách linh hoạt. Kết quả là làm cho thực phẩm được tiêu hóa và các chất dinh dưỡng được sản xuất nhằm đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Khi thận dương hư suy thì tỳ sẽ không được ôn ấm như bình thường, chức năng vận hóa của tạng tỳ trở nên bất thường dẫn tới tình trạng tiêu chảy. Trong Cảnh nhạc toàn thư có viết: “Thận hoạt động như cánh cổng của vị và khai khiếu ở hậu âm và tiền âm”. Do đó, chúng điều khiển quá trình đại tiện và tiểu tiện. Nếu thận dương bị suy giảm, nghĩa là mệnh môn hỏa suy, âm trong cơ thể thịnh lên cực độ dẫn tới tiêu chảy liên tục. Trên lâm sàng, đối với người cao tuổi và người mắc bệnh lâu ngày có thể từ thận dương suy kém dẫn tới tỳ không được ôn ấm dẫn đến tiêu chảy là triệu chứng thường gặp. Ở một số người có triệu chứng ngũ canh tả, phép điều trị thường là ôn ấm tỳ thận.

tạng thận y học cổ truyền
Tạng thận Y Học Cổ Truyền có liên quan mật thiết với tạng tỳ

3. Thận ảnh hưởng tới tâm

Theo học thuyết ngũ hành, thận thuộc hành thủy, tâm thuộc hành hỏa. Hai tạng này được phân loại tương ứng với dương và âm. Thận và tâm có quan hệ mật thiết tương quan chặt chẽ và chế ước lẫn nhau. Nếu quan hệ chức năng giữa thận và tâm có bất thường thì sẽ phá vỡ phải sự cân bằng động giữa thuộc tính dương và âm hay giữa hỏa và thủy trong cơ thể. Mối quan hệ cụ thể giữa thận và tâm được thể hiện như sau:

3.1 Thủy hỏa ký tế

Theo Y Học Cổ Truyền, tâm ở phần trên của cơ thể thuộc dương và chủ hỏa, có tính chất động. Trong khi đó, thận nằm ở phần dưới của cơ thể, nó thuộc âm và chủ thủy có tính tĩnh. Trong đông y, tâm hỏa giáng xuống thận cùng với thận dương ôn ấm thận âm và ngăn ngừa thận âm quá thịnh là tình trạng sinh lý bình thường. Ngoài ra, thận thủy cùng với thận âm phải thăng lên nhằm nuôi dưỡng tâm dương, cũng ngăn ngừa tâm dương hoạt động quá mức. Khi thận thiếu tâm hỏa, thủy sẽ lạnh, và khi tâm thiếu thủy của thận hỏa sẽ thái quá. Khi thủy và hỏa cân bằng hài hòa, quan hệ cân bằng giữa âm ở dưới và dương ở trên giúp duy trì sự đảm bảo cần thiết cho sức khỏe.

Khi sự cân bằng bị phá vỡ giữa tâm hỏa giáng xuống và thận thủy thăng lên, sẽ dẫn tới bệnh lý. Ví dụ như thận âm hư tổn, thận thủy không khống chế được tâm hỏa dẫn tới tâm hỏa thái quá. Trong khi đó, tâm hỏa thái quá không thể giáng xuống ôn ấm thận thủy. Vì vậy, nửa trên của cơ thể sẽ chịu sự tăng thái quá của tâm hỏa, ngược lại nửa phần dưới của cơ thể sẽ chịu đựng sự lạnh buốt và đông cứng của tạng thận thủy, dẫn tới những vấn đề như di tinh, mất ngủ và một số trường hợp nặng có thể gây ra thần chí mê sảng.

3.2 Tinh và huyết hỗ sinh

Chức năng sinh lý của tâm đó là chủ huyết, chức năng sinh lý cua thận là tàng tinh. Huyết và tinh là hai thành phần quan trọng trong cơ thể tạo nên những chất cơ bản giúp duy trì hoạt động sống. Tinh của tạng thận có thể chuyển đổi thành huyết và ngược lại huyết có thể chuyển đổi thành tinh. Hoạt động sinh sản và chuyển đổi linh hoạt qua lại lẫn nhau giúp cung cấp đầy đủ nguyên liệu cơ bản cho mối quan hệ chức năng của thận và tâm.

3.2 Tinh và thần hỗ dụng

Theo Y Học Cổ Truyền, tâm tàng thần, thần chủ quản tất cả những hoạt động sống và bổ sung thêm cho tinh. Thận tàng tinh mà tinh lại chuyển vào tủy xương và não. Tủy hợp lại làm đầy cho não. Cho dù hoạt động tinh thần là do tạng tâm làm chủ, nhưng trí nhớ, nghị lực và sự kiên trì là từ não. Do đó, mới có quan điểm thận tàng chí. Mối quan hệ được thiết lập mạnh mẽ và mật thiết giữa tạng tâm và thận đảm bảo cho thận tinh được thăng lên cũng như kiểm soát tâm thần. Ngược lại, quan hệ này cũng đảm bảo cho tâm khí giáng xuống và kiểm soát thận chí. Y Học Cổ Truyền cho rằng tinh là vật chất cơ bản của thần và thần là biểu hiện bên ngoài của tinh. Thần sinh ra từ tinh và phát xuất ra từ tạng tâm. Những hoạt động này cũng bị chịu ảnh hưởng bởi qua lại của tạng tâm và thận. Khi ở phần dưới cơ thể bị thiếu phần âm và phần trên cơ thể phần dương thái quá thì tạng tâm sẽ không thể chứa được thần và tinh cũng không thể giữ được cảm xúc, dẫn tới những chứng trầm cảm, điên cuồng hoặc mất trí.

Một số hoạt động sinh lý tạng thận chịu ảnh hưởng bởi tạng tâm
Một số hoạt động sinh lý tạng thận chịu ảnh hưởng bởi tạng tâm

4. Thận ảnh hưởng đến can

4.1 Thủy có thể dưỡng mộc

Theo học thuyết ngũ hành trong đông y, thận thuộc hành thủy và can thuộc hành mộc. Tạng can thúc đẩy sự hoạt động của khí thông sướng và điều đạt, là nơi tàng huyết cũng như điều chỉnh thích hợp sự bổ sung huyết cho tuần hoàn và toàn cơ thể. Theo học thuyết ngũ hành, thủy sinh mộc, đây chính là mối quan hệ mẹ con. Tạng thận giúp tăng cường và nuôi dưỡng tạng can để chức năng có thể hoạt động bình thường. Bên cạnh đó thận âm nuôi dưỡng tạng can âm làm cho can dương không thái quá. Mặt khác, can âm góp phần tái tạo ra thận âm. Trong đó, thận âm đóng một vai trò quan trọng hơn can âm. Sự đầy đủ của thận âm quyết định sự duy trì cân bằng động giữa chúng. Nếu bị thiếu hụt thận âm, thận thủy sẽ không đủ để nuôi dưỡng mộc và dẫn đến tình trạng phần âm bị hư tổn trong cả can âm và thận âm, cũng gây ra chứng can dương thái quá. Khi đó, tà nhiệt tích tụ quá mức trong cơ thể nên gây ra triệu chứng ví dụ như đau đầu, đau vùng hông sườn,...

4.2 Tinh và huyết hỗ trinh

Huyết và tinh hậu thiên có chung một nguồn gốc, được biến đổi từ tinh dinh dưỡng và là sản phẩm của quá trình tiêu hóa cũng như chuyển đổi bởi tỳ vị. Huyết được tàng ở can và tinh được tàn ở thận. Trong điều kiện sinh lý cơ thể bình thường, huyết tàng ở can cũng dựa trên sự nuôi dưỡng của thận tinh. Ngược lại, sự bổ sung của can huyết ảnh hưởng trực tiếp tới tạng thận tinh, chúng biến đổi qua lại và nuôi dưỡng lẫn nhau.

4.3 Cùng tướng hỏa

Tướng hỏa có nguồn gốc từ mệnh môn, đó là tạng can và tạng thận. Nó có ở cả can và thận. Chúng có quan hệ với tâm hỏa và cả hai cùng phối hợp với hoạt động chức năng với nhau và đồng thới đẩy mạnh hoạt động chức năng khỏe mạnh cho toàn cơ thể.

5. Thận có ảnh hưởng đến phủ

Với các phủ, thận có quan hệ mật thiết nhất với bàng quang. Kinh bàng quang và kinh thận có mối quan hệ biểu lý với nhau. Bên cạnh đó, theo học thuyết ngũ hành cả hai tạng thận và phủ đều thuộc hành thủy, do vậy thận và bàng quang chính là hai cơ quan quan trọng trong việc vận chuyển nước toàn cơ thể. Thận chủ thủy thông qua việc bài tiết và điều hòa nước. Thận được ví như một máy bơm, còn bàng quang có chức năng chứa và bài tiết nước tiểu, cũng là một bộ phận trong quá trình bơm nước.

Trong đông y, quá trình hoạt động của hai bộ phận trên được thực hiện những hoạt động tương tự như việc đóng mở của các cửa van nước khác nhau. Chức năng khí hóa của tạng thận khí chính là yếu tố quyết định cho hoạt động chức năng của bàng quang được bình thường. Khi thận khí đầy đủ và chức năng bế tàng của thận hoạt động thích hợp thì bàng quang sẽ đóng mở đều đặn giúp duy trì được hoạt động chứa và bài tiết nước tiểu. Khi đó sẽ gặp phải những vấn đề như tiểu không kiểm soát, phù, tiểu nhiều lần,... Vì vậy những thay đổi bệnh lý về sự tàng trữ và bài tiết nước tiểu sẽ liên quan tới bàng quang và thận.

Tóm lại, trong đông y, thận một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Tạng thận được coi là gốc rễ của mọi hoạt động sống và đồng thời nó là nền móng của sự di truyền. Khái niệm thận trong đông y rộng hơn, nó thực hiện chức năng sinh dục, nội tiết, tiết niệu, huyết dịch, xương cốt và cả hệ thống thần kinh. Do vậy, chức năng sinh lý tạng thận có liên quan mật thiết với các tạng phủ khác trong cơ thể nhằm thực hiện điều hòa các chức năng sinh lý của cơ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cây sóng rắn
    Công dụng cây sóng rắn

    Cây sóng rắn là một loại cây cam thảo có tác dụng dùng để giải nhiệt, chữa ho. Khi sử dụng loại cây này đúng liều lượng, đúng bài thuốc, chúng có thể làm bệnh thuyên giảm rõ rệt. Tuy ...

    Đọc thêm
  • cây hoàng nàn
    Tác dụng chữa bệnh của cây hoàng nàn

    Hoàng nàn là dược liệu có công dụng giảm đau và sát khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, dược liệu này có độc tính khá mạnh, cần được chế biến và sử dụng đúng cách để không gây tác động xấu ...

    Đọc thêm
  • cây mạch nha
    Tác dụng của cây mạch nha cho sức khỏe

    Cây mạch nha được sử dụng hàng ngày như một nguyên liệu chế biến thức ăn và có thể được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm khác nhau, bao gồm giấm, bia, ngũ cốc, v.v. Mặc dù nó đã ...

    Đọc thêm
  • Cây bông báo
    Cây bông báo có tác dụng gì?

    Cây bông báo là dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền với công dụng tiêu viêm, giảm sưng, giúp nhanh lành vết thương... Ngoài ra, bông báo còn là loại cây trang trí và ...

    Đọc thêm
  • kế thiêng
    Tác dụng của cây kế thiêng

    Cây kế thiêng được sử dụng để kích thích tiết dịch dạ dày và nước bọt, đồng thời được sử dụng để chế biến thành trà chữa bệnh chán ăn và khó tiêu. Hơn nữa, cây kế thiêng còn giúp ...

    Đọc thêm