Cây chân rết có tác dụng gì?

Là cây thảo thân leo, cây chân rết mọc bám trên đá, hoặc các cây gỗ to và phân bố ở nhiều nơi ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào. Vậy cây chân rết được dùng trong chữa bệnh lý gì?

1. Tổng quan về cây chân rết

Cây chân rết, dược liệu Việt Nam, là một loài thực vật có hoa thuộc họ thực vật Araceae (họ Ráy). Cây chân rết hay còn có những tên gọi tiếng việt khác như: ráy leo, ráy bò, tràng pháo, cơm lênh. Cây có tên khoa học là Pothos repens (Lour.) Druce – Flagellaria repens Lour. Loài này được João de Loureiro đặt tên khoa học đầu tiên năm 1790 với danh pháp Flagellaria repens. Năm 1917 George Claridge Druce chuyển nó sang chi Pothos.

Tại Việt Nam, cây chân rết thường phân bố ở Cao Bằng, Sơn La, Lạng Sơn, Hoà Bình, Nghệ An. Cây thường mọc tự nhiên bám vào vách đá hay các thân cây lớn trong rừng, nhiều khi tạo thành búi.

Ngoài ra, loài này còn phân bố ở Lào, Trung Quốc (các vùng như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và những nơi khác).

2. Cây chân rết có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền cây chân rết có vị đắng, tính mát, quy kinh can có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau, lợi tiểu, hạ nhiệt, cầm máu.

Bộ phận dùng là toàn cây cho vị thuốc có tên khoa học là Herba Pothoris. Thời kỳ thu hoạch và bảo quản cây để làm thuốc có thể quanh năm, sau khi đem về rửa sạch, dùng tươi hoặc cắt từng đoạn rồi phơi khô, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm.

Cây chân rết chữa bệnh gì? Cây chân rết có tác dụng chữa đau màng óc, động thai, băng huyết, và bó gãy xương, sai khớp, co thắt sau chấn thương. Liều dùng dạng thuốc sắc từ 15 đến 30g hoặc ngâm rượu. Dùng ngoài: lượng vừa đủ, giã nhỏ đắp hoặc chiên với rượu bôi.

Sau đây là một số đơn thuốc dân gian sử dụng cây chân rết trong trị bệnh:

  • Đông thai, băng huyết dùng 100g dây lá cây chân rết sao, rồi cho vào ấm sắc với 300ml nước, sắc đến còn 100ml, uống mỗi ngày.
  • Đau màng óc, thu hoạch lá tươi cây chân rết về rửa sạch, giã nát lấy nước uống, phần bã lá đắp.
  • Trong co thắt sau chấn thương, dùng 15g dây lá khô bỏ vào nồi chung với gan lợn đem nấu lấy nước uống.

Nhận biết đúng thảo mộc và sử dụng phù hợp, đúng cách là điều quan trọng cần lưu ý trước khi quyết định áp dụng bất kỳ loại cây nào mới cho cơ thể của bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • đông y chữa ra mồ hôi tay chân
    Đông y chữa ra mồ hôi tay chân

    Đổ mồ hôi tay chân tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có thể khiến người mắc bệnh tự ti và gặp khó khăn gì giao tiếp, hoạt động. Có nhiều cách chữa bệnh ra mồ hôi ...

    Đọc thêm
  • bán hạ
    Tác dụng của vị thuốc bán hạ

    Bán hạ là dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền với nhiều công dụng như điều trị ho, chống nôn ở người bệnh viêm dạ dày... Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu tổng quan ...

    Đọc thêm
  • cây hoàng bá
    Tác dụng của cây hoàng bá

    Cây hoàng bá hay cây nghiệt mộc là một loại dược liệu được sử dụng tương đối phổ biến trong y học hiện nay. Theo y học cổ truyền, cây hoàng bá có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, tư ...

    Đọc thêm
  • cây chi tử
    Cây chi tử có tác dụng gì?

    Vị thuốc chi tử là quả đã phơi hoặc sấy khô của cây Dành dành với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không vì vậy mà chúng ta có thể sử dụng dược liệu này một cách ...

    Đọc thêm
  • cây vạn niên thanh
    Công dụng của cây vạn niên thanh

    Cây vạn niên thanh được biết đến như một loại cây cảnh, mang lại nhiều may mắn cho gia đình. Tuy nhiên, ít ai biết tới công dụng của cây vạn niên thanh còn là: Làm sạch không khí, kiểm ...

    Đọc thêm