Công dụng của cây đại phong tử

Cây đại phong tử là cây gì? Nguồn gốc cây này xuất phát từ đâu? Vị thuốc đại phong tử có tác dụng gì? Sau đây là một vài thông tin về loại dược liệu này để bạn tham khảo.

1. Đặc điểm khái quát về cây đại phong tử

1.1 Tên gọi, nguồn gốc và đặc điểm nhận dạng của cây đại phong tử

Đại phong tử là loại cây có thân to mọc thẳng chiều cao có thể vươn đến gần 30m. Tuy nhiên cây sẽ chỉ mọc được tối đa khoảng 12m nếu khu vực đó gần nước. Loại cây này có thể trồng để lấy bóng râm do tán rộng.

Cây đại phong tử có tên khoa học là HYDNOCARPUS ANTHELMINTICA PIERRE. Theo các tài liệu thực vật cho thấy cây này thuộc họ FLACOURTIACEAE. Quả đại phong tử có hình cầu mang màu nâu và chứa rất nhiều hạt bên trong. Theo những thông tin ghi chép, mùa quả phong tử khoảng tháng 7 tháng 8. Mùa ra hoa của cây sẽ là dịp cuối năm vào tháng 11 và tháng 12.

Ở nước ta, cây đại phong tử là một loại cây mọc dại trong các khu rừng rậm. Khu vực miền trung là nơi tìm thấy cây này nhiều nhất. Ở một số quốc gia như Campuchia hay Lào bạn cũng có thể thấy được sự xuất hiện của cây này.

Do cây có thể dùng che bóng mát lại có nhiều công dụng gần gũi với cuộc sống nên đã được trồng ngay tại thủ đô Hà Nội. Quanh bờ hồ và các công viên tại Hà Nội có thể tìm thấy loại cây này. Phần hạt của quả đại phong tử chứa nhiều dầu nên được chọn để ép dầu dùng cho nghiên cứu.

1.2 Dược lý được tìm ra sau nghiên cứu

Dầu đại phong tử sau khi được ép ra từ hạt của cây sẽ được đem đi thí nghiệm phân tích thành phần. Cho đến nay, một số nghiên cứu đã phát hiện ra phản ứng của dầu này tác động mạnh khi bôi lên da. Do vậy nó được phân tích và nghiên cứu để chiết xuất thành thuốc bôi cho vùng da bị ngứa hay bị hủi.

Trước kia khi khoa học chưa phát triển, dầu đại phong tử chưa được chiết xuất thì cách sử dụng sẽ là nấu nước uống. Tuy nhiên, dược tính của dầu đại phong tử mạnh và độc hơn là khi được chiết xuất và bội lên da.

Trong những so sánh về cấu trúc của vi trùng gây lao hay hủi đã thấy được sự tương đồng. Đó cũng là lý do mà dầu đại phong tử được đề xuất để làm giảm lở loét hay ngăn cản vi trùng sinh sôi.

Thực tế, những dược tính của cây đại phong tử vẫn chưa thực sự được đưa vào hệ thống hay có tính chính xác cao. Vì vậy công dụng cũng chưa hoàn chỉnh hoặc là đầy đủ để đảm bảo tính an toàn khi dùng.

Trong dầu của hạt đại phong tử chứa một dạng acid béo không bão hòa. Một số thí nghiệm pha loãng đã chứng minh nồng độ chất này không bị loãng ra. Từ đó nó được nghi vấn là có khả năng sát trùng cực mạnh khiến những vi trùng lao bị tiêu diệt.

Các thí nghiệm điều trị hủi, viêm loét da hay ghẻ đã được thực hiện đồng thời dùng cho cả bệnh lao. Kết quả cho thấy người mới mắc bệnh sẽ xuất hiện phản ứng mạnh với chất béo trong dầu đại phong tử. Còn lại thì cần một thời gian dài để phản ứng xảy ra.

đại phong tử
Phần hạt của quả đại phong tử chứa nhiều dầu nên được chọn để ép dầu dùng cho nghiên cứu

2. Công dụng của vị thuốc đại phong tử

2.1 Công dụng của vị thuốc đại phong tử

Cây đại phong tử đã được biết đến từ lâu đời cũng như được đưa vào sách y học cổ. Dựa theo những ghi chép trên sách cổ, các nhà nghiên cứu cũng có thêm cơ sở và định hướng nghiên cứu loài thực vật này chính xác hơn. Với vị cay nồng, khả năng sát khuẩn cùng độc tính vị thuốc đại phong tử được chọn dùng bôi lên vết hủi, mẩn ngứa thậm chí là giang mai.

Do dược tính của loại thuốc này khá mạng nên không khuyến khích uống. Một số trường hợp sau khi uống vào sẽ xuất hiện triệu chứng nôn mửa mệt mỏi. Đáng lưu ý hơn là người bị âm hư huyết nhiệt cần thận trọng không nên dùng thuốc này tránh cơ thể không tiếp nhận có thể nguy hiểm.

Chính vì những phân tích kể trên là cây phong tử chỉ được ưu tiên sử dụng cho các bệnh lý ngoài da và dùng bằng cách bôi là chính. Thuốc bôi sẽ được chia làm 2 loại là thuống có dạng 10% dầu hay thuốc dạng mỡ chiếm 20%. Cả 2 loại này đều được dùng để bôi tại chỗ bị bệnh lý.

Bên cạnh đó việc dùng vị thuốc đại phong tử để uống vẫn xuất hiện. Ở dạng uống vị thuốc này sẽ được tinh chế và dùng từ lượng nhỏ đến lớn để cơ thể có thời gian làm quen. Mới bắt đầu chỉ dùng khoảng 10 giọt sau đó tăng dần lên 100, 200 rồi lên đến 300 giọt. Đây là con số tối đa bạn có thể dùng và không được tự ý dùng mà cần được bác sĩ theo sát để kịp phát hiện những biểu hiện bất thường.

Khi người dùng tăng liều quá giới hạn tối đa sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng cụ là biến chứng xảy ra tại dạ dày và ống tiêu hóa. Ở tình trạng đó nếu có magie tạo phản ứng dược tính của thuốc sẽ giảm bớt và hạn chế sự khó chịu cho người sử dụng.

Một vài nghiên cứu phân tích rằng khi chuyển hóa thành muối HYDNOCACPAT NATRI dùng tiêm thuốc sẽ có hiệu quả tốt hơn các dạng viên nhộng dùng uống. Vị trí chọn để tiêm thường sẽ là bắp hoặc tiêm dưới da không quá 2ml mỗi ngày. Ngoài ra y học vẫn tiếp tục nghiên cứu để kết hợp vị thuốc này cùng một số loại thuốc khác để tăng hiệu quả trị các bệnh ngoài da.

2.2 Cách sử dụng đại phong tử điều trị một số bệnh

Liều dùng và cách dùng cũng luôn thay đổi linh hoạt để đảm bảo rằng dược tính đạt hiệu quả tối đa.

2.2.1 Hướng dẫn dùng cây đại phong tử để chữa bệnh ghẻ, giang mai

Để điều trị ghẻ lở, giang mai bạn cần chuẩn bị 10g đại phong tử và 0,5g kinh phấn. Đầu tiên sẽ giã nát đại phong tử cho mịn rồi trộn kinh phấn vào. Sau khi hỗn hợp hòa quyện vào nhau thì thêm dầu vừng vào để tạo dạng thuốc mỡ.

Thuốc mỡ này sẽ được bôi trực tiếp lên vị trí xuất hiện vết lở loét hay bị giang mai. Nhưng trước khi bôi bạn cần chú ý làm sạch vùng da lở loét để tăng khả năng thẩm thấu cho thuốc đồng thời cũng đẩy hiệu quả lên cao.

2.2.2 Hướng dẫn dùng cây đại phong tử để chữa hủi

Bệnh phong hay hủi thường được coi là bệnh nan y khó chữa ở thời cổ đại. Tuy nhiên nên y học ngày nay cũng đã có rất nhiều phương thuốc át chế được loại bệnh này. Trong đó vị thuốc đại phong tử đã góp phần không nhỏ.

Để điều trị vết loét trên da do hủi thì cần có một số nguyên liệu sau: 40g dầu đại phong tử tinh chế, 120g khổ sâm có tán nhỏ, rượu. Đầu tiên cũng cần giã nhuyễn đại phong tử rồi đến khổ sâm. Sau khi hỗn hợp nhuyễn mịn thì tiến hành đổ từ từ rượu để tạo kết dính. Cuối cùng là tạo thành từng viên tròn để sử dụng.

Mỗi ngày bạn nên uống 50 viên hỗn hợp trên vào thời kỳ đói và không quên hâm nóng chúng bằng rượu. Đối với vết lở loét hủi gây ra có thể tận dụng nước sắc khổ sâm để vệ sinh sạch.

đại phong tử
Vị thuốc đại phong tử được chọn dùng bôi lên vết hủi, mẩn ngứa

2.2.3 Hướng dẫn dùng cây đại phong tử để chữa bệnh mũi ửng đỏ

Mũi ửng đỏ là một bệnh lý khiến người mắc cảm thấy khó chịu mệt mỏi. Thật may là một vài nghiên cứu đã có hy vọng rằng chữa được nhờ cây đại phong tử. Ở bài thuốc này, hạt của quả đại phong tử là nguyên liệu được chọn sử dụng.

Đầu tiên các là bóc quả đại phong tử tách lấy hạt sau đó đem giã nhỏ. Kế đến là giã nhỏ 15 hạt bồ đào rồi trộn chung lại. Hỗn hợp hạt đại phong tử và hạt bồ đào đem trộn cùng thủy ngân . Lượng thủy ngân chỉ nên dùng 4g rồi đổ vào miếng vải mịn . Sau đó để nguyên vậy sát lên mũi. Bạn nên đi găng tay hoặc có dụng cụ cần tránh tiếp xúc trực tiếp. Cuối cùng là xát mạnh hỗn hợp lên vùng mũi bị ửng đỏ.

3. Những điều cần chú ý khi sử dụng dượng liệu đại phong tử

Tuy vẫn có trường hợp sử dụng uống nhưng bạn chỉ nên uống khi được bác sĩ cho phép và luôn kiểm soát tình huống bởi chuyên gia. Phần hạt của cây đại phong tử có chứa chất độc nguy hiểm tên xyanua do đó dùng trên da là tốt nhất.

Liều lượng sử dụng cũng như cách dùng phơi hợp với các vị thuốc khác cũng nên có chỉ dẫn từ bác sĩ. Nếu khi dùng bạn gặp vấn đề nào bất thường thì hãy nhanh chóng báo cho bác sĩ hoặc đến thẳng trung tâm y tế uy tín để tiến hành kiểm tra và xử lý kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan