Có phải cây nhọ nồi có tác dụng chữa bệnh gan?

Cây nhọ nồi trông như chỉ là một loài cỏ dại ven đường nhưng đây thực sự là một loại thảo mộc chữa bệnh với công dụng mạnh mẽ. Trong các nền Y Học Cổ Truyền, công dụng cây nhọ nồi được cho là có tác dụng tuyệt vời đối với bệnh gan và thận hay còn giúp chữa bệnh viêm da và bệnh chàm, hỗ trợ điều trị ung thư,... Trong đó, cây cỏ mực trị bệnh gan đã được sử dụng qua hàng ngàn năm mà không có tác dụng phụ.

1. Cây nhọ nồi là cây gì?

Cây nhọ nồi có thể mọc bất cứ nơi nào, từ bụi cỏ dại ven đường, khoảng sân sau nhà cho đến trong các khu rừng nhiệt đới. Diện tích phân bố của loại cây này đã được ghi nhận ở Ấn Độ, Thái Lan, Brazil, Trung Quốc và Việt Nam. Cây nhọ nồi rất dễ trồng. Khi cắt một nhánh cây cứng cáp, cây sẽ mọc rễ trong cốc nước, sau đó là có thể được bắt đầu cấy vào đất nhiều mùn với đầy đủ ánh sáng mặt trời. Cây phát triển nhanh và ít cần được chăm sóc, chỉ sau 3 tháng là trưởng thành và sẽ có thể thu hoạch

Công dụng cây nhọ nồi đã được ứng dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền Trung Quốc và Ấn Độ. Các sản phẩm từ cây nhọ nồi có thể được tìm thấy dưới dạng thực vật, bột, thuốc viên, trong viên nang và thậm chí cả dầu để mọc tóc và hay dầu bôi cho các vấn đề về da. Lá và thân cây được thu hoạch để lấy nước ép và nấu ăn, cây tươi cắt ra có thể được phơi khô và làm thành bột và viên nang.

Hơn nữa, cây nhọ nồi còn có thể được sử dụng làm thực phẩm. Các lá màu xanh lá cây đậm có hương vị tuyệt vời, được thêm vào gạo, rau và đậu lăng... sử dụng trong các món súp và món hầm. Dù đã được nấu chín, món ăn dinh dưỡng này vẫn giữ được nhiều đặc tính chữa bệnh vốn có theo công dụng cây nhọ nồi.

công dụng cây nhọ nồi
Công dụng cây nhọ nồi được các ứng dụng trong Y học cổ truyền

2. Các công dụng cây nhọ nồi như thế nào?

Giảm cholesterol: Các nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy rằng uống nước nấu từ cây nhọ nồi 3 lần một ngày có thể làm giảm cholesterol và chất béo trong máu. Đồng thời, thành phần này còn giúp có sự gia tăng lớn lượng vitamin Evitamin C trong cơ thể.

Bệnh tim mạch: Công dụng cây nhọ nồi cũng làm tăng lưu lượng máu đến động mạch vành.

Kháng khuẩn: Lá cây nhọ nồi là một chất kháng khuẩn tuyệt vời, có tác dụng tiêu diệt các bệnh nhiễm trùng E. Coli và Staph.

Tham gia trong Y Học Cổ Truyền: Tên gọi của cây nhọ nồi trong Y Học Cổ Truyền là Hạn Liên Thảo và nổi tiếng với việc điều trị các thiếu hụt tại gan và thận, nôn mửa, tóc bạc sớm, giúp săn chắc đầu gối và thắt lưng, tăng cường thận âm và điều trị cầm máu sau chấn thương.

Tăng cường miễn dịch: Cây nhọ nồi cũng làm tăng số lượng và khả năng hoạt động hiệu quả của các tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập... do đó tăng khả năng miễn dịch. Bản thân các chất từ cây cũng là một chất chống oxy hóa mạnh nên cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Giảm lượng đường trong máu: Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chiết xuất từ cây nhọ nồi có thể làm giảm lượng đường trong máu, ổn định đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.

Sức khỏe răng miệng: Súc miệng bằng nước ép từ lá cây tươi sẽ củng cố nướu răng khỏe mạnh và loại bỏ tình trạng lưỡi trắng như nhiều người mắc phải.

Ung thư: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ cây nhọ nồi có thể tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn các tế bào ác tính lây lan trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Thuốc diệt côn trùng an toàn: Trồng cây nhọ nồi có thể kiểm soát sự lây lan của ấu trùng muỗi mà không có bất kỳ tác động xấu nào đến môi trường.

Có vai trò đối với sức khỏe gan và thận: Các nghiên cứu cho thấy rằng cây nhọ nồi cũng giúp điều trị viêm gan, bệnh gan nhiễm mỡ, vàng da, xơ gan và cải thiện chức năng thận. Cây nhọ nồi chữa bệnh gan là nhờ vào cơ chế bảo vệ gan khỏi các độc tố có hại thông qua chất chữa bệnh tự nhiên ecliptine cũng hoạt động như một chất giải độc gan tốt... và nó thúc đẩy tái tạo tế bào gan.

Làm chất an thần nhẹ: Trà nấu từ cây nhọ nồi cũng giúp giảm căng thẳng bằng cách thư giãn cơ thể, trí óc.

công dụng cây nhọ nồi
Công dụng cây nhọ nồi sẽ phát huy tác dụng khi được dùng đúng cách

Cải thiện chức năng nhận thức: Cây nhọ nồi có thể làm tăng khả năng tập trung, trí nhớ và chức năng nhận thức vì có chứa các chất hoạt tính thần kinh là wedelolactone, ecliptasaponin và terpenoids.

Làm thuốc giảm đau mạnh mẽ: Các thành phần từ cây nhọ nồi cũng đóng vai trò như một loại thuốc giảm đau mạnh hay hạ sốt mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào như thuốc không kê đơn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nước ép từ cây nhọ nồi có thể hoạt động tốt để chữa bệnh nhiễm trùng tiểu vì đây là một chất chống vi khuẩn tuyệt vời.

Thúc đẩy mọc tóc: Tinh dầu từ cây nhọ nồi đã được sử dụng cho nhiều lứa tuổi để thúc đẩy sự phát triển của tóc và làm đen tóc bạc.

3. Công dụng cây nhọ nồi chữa bệnh gan

Cây nhọ nồi hay cây cỏ mực trị bệnh gan đã được chỉ định trong các tình trạng có rối loạn gan và túi mật, bao gồm viêm gan nhiễm trùng, xơ gan, gan to và bệnh túi mật.

Cơ chế hoạt động giúp cây nhọ nồi chữa bệnh gan là nhờ vào các hợp chất có hoạt tính y học, bao gồm coumestans, alkaloid, thiopenes, flavonoid, polyacetylenes, saponin triterpene và glycoside của chúng. Trong đó, coumestan được ghi nhận với các hoạt động dược lý đa dạng, như giảm viêm gan thông qua ức chế yếu tố hạt nhân trung gian gây viêm khoảng kẽ, gây ra quá trình tự chết (apoptosis) trong tế bào hình sao gan đã hoạt hóa. Các thành phần còn lại trong cây nhọ nồi cũng đều được ghi nhận là có hoạt tính chống xơ hóa ở gan và hoạt động chống khối u trong các dòng tế bào ung thư gan.

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng sự ức chế alpha-glucosidase và aldose reductase bởi acid saponin glycoside trong cây nhọ nồi giúp cải thiện sự điều hòa glucose và giảm tổn thương cơ quan viêm ở bệnh tiểu đường, điều hòa quá trình phiên mã của các gen liên quan đến chuyển hóa lipid.

Ngoài ra, cây nhọ nồi cũng đã được báo cáo là làm giảm sự đề kháng đa thuốc với các tác nhân hóa trị trong các dòng ung thư ở người vì tác dụng của nó trên hệ thống PP-glycoprotein và giảm biểu hiện mRNA của yếu tố hạt nhân. Từ đó, loại thảo dược này có thể cải thiện hiệu quả và giảm phản ứng có hại của thuốc trên gan ở những bệnh nhân đòi hỏi cần áp dụng liệu pháp glucocorticoid vì tác dụng của loại cây này lên enzym 11β-hydroxysteroid dehydrogenase (11β-HSD). Enzyme 11β-HSD là một loại oxidoreductase xúc tác sự chuyển hóa lẫn nhau của prednisone thành prednisolone có hoạt tính. Lúc này, thành phần trong cây nhọ nồi sẽ làm tăng đáng kể hoạt động của enzym 11β-HSD, nên làm tăng nồng độ trong huyết tương của prednisolon khi dùng chung.

cây cỏ mực trị bệnh gan
Ngoài ra cây cỏ mực trị bệnh gan đã được các thầy thuốc dùng trong điều trị bệnh

Trên các mô hình nghiên cứu dựa trên bằng chứng, chiết xuất từ cây nhọ nồi được cho là có tác dụng bảo vệ gan trong các nghiên cứu phân tử và động vật bằng cách sử dụng liều lượng vừa và nhỏ. Các saponin trong cây có tác dụng chống tạo sợi ở gan thông qua các hoạt động hỗ trợ trên các tế bào hình sao ở gan. Tình trạng viêm mãn tính ở gan có thể dẫn đến những thay đổi về sợi và xơ gan cũng như mất chức năng gan do các tế bào hình sao ở gan khỏe mạnh trải qua quá trình biến đổi thành các tế bào giống như nguyên bào sợi. Nếu và khi các tác động kích thích bị loại bỏ, các tế bào hình sao đã biến đổi sẽ thường xuyên trở lại trạng thái bình thường khi quá trình phục hồi của toàn bộ cơ quan diễn ra.

Hơn nữa, các mô hình động vật bị ung thư gan thường gây ra ung thư và trạng thái viêm ở gan với nhiều loại độc tố gan khác nhau. Các tế bào gan bị viêm có khả năng kháng lại nhiều loại thuốc hóa trị vì mức độ cao của các loại oxy phản ứng cản trở hoạt động của chúng và tạo ra các protein cho phép tiến triển ung thư. Trong hoàn cảnh này, cây nhọ nồi đã được chứng minh là làm giảm các loại oxy phản ứng và bình thường hóa các protein nội bào và giảm khả năng kháng thuốc hóa trị.

Mặt khác, các nghiên cứu nuôi cấy tế bào cho thấy công dụng cây nhọ nồi trong bệnh gan là còn giúp ức chế vi rút viêm gan C với wedelolactone, luteolin và apigenin được coi là các hợp chất có hoạt tính. Bởi vì viêm gan C là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng viêm gan mãn tính và cơ chế bệnh sinh của ung thư gan, cây nhọ nồi đang được được khám phá như một phương pháp phòng ngừa hóa học khả thi cho những người bị viêm gan mãn tính và các trạng thái khác của tế bào gan viêm mãn tính. Thành phần Wedelolactone trong cây đã được sản xuất thành các chế phẩm được báo cáo là cải thiện sự hấp thu tại gan và là một tác nhân bảo vệ gan hữu ích.

Tuy nhiên, đối với sự an toàn khi mang thai và cho con bú, do khả năng gây độc cho gan ở liều rất cao, nên tránh dùng cây nhọ nồi trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bên cạnh đó, liều lượng được khuyến cáo dùng cây nhọ nồi chữa bệnh gan là 100–600 mg, vài lần mỗi ngày và thường là một đến ba lần mỗi ngày.

Tóm lại, cây nhọ nồi đã được sử dụng như một loại thực phẩm và thuốc truyền thống trong hơn một ngàn năm ở các nước châu Á. Công dụng cây nhọ nồi đã được sử dụng như một chất chống viêm, bổ gan, bổ thận và cân bằng lượng đường trong máu. Đối với vai trò cây nhọ nồi chữa bệnh gan, loại thảo mộc nhiệt đới này đã được chỉ định trên các tổn thương gan đa dạng, từ viêm gan nhiễm trùng, xơ gan, phì đại gan và bệnh túi mật. Nghiên cứu mới hơn ngày nay cũng đã xác định hoạt động cây cỏ mực trị bệnh gan quý giá thêm nữa là có thể chống lại vi rút viêm gan C.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan