Cây bạch đầu ông có tác dụng gì?

Cây bạch đầu ông là loại thảo dược phổ biến có nhiều tác dụng hữu ích. Vậy cây bạch đầu ông trị bệnh gì, khi dùng bạch đầu ông cần lưu ý những gì?

1. Tổng quan về cây bạch đầu ông

Cây bạch đầu ông còn có tên gọi khác là bạch đầu thảo, cỏ bạc đầu nâu, nụ hoa áo tím, hồ vương sứ giả, phấn nhũ thảo, phấn thảo. Tên khoa học của bạch đầu ông là Vernonia cinerea. Đây là loại cây thuộc họ Mao lương. Loại dược liệu này mọc nhiều ở Đông Á, các nước châu Phi và châu Đại Dương, ở những vùng đất ẩm như bờ ruộng, bãi cát, ...

Cây thuốc nam bạch đầu ông là một loại thực vật thân thảo, cao từ 10 đến 40cm. Đặc điểm của thân cây là có màu xanh lục, thân nhỏ và xung quanh phủ lông tơ mịn màu trắng. Phần rễ có hình trụ, dài, nhỏ và gầy, dài khoảng 6 đến 20cm. Bên ngoài cũng phủ lông tơ có màu trắng, bên trong màu nâu đất.

Về phần hoa, hoa của cây bạch đầu ông mọc ở ngọn thành từng cụm, có màu tím trắng. Lá mọc so le và có hình dáng kích thước khác nhau ở gốc và ngọn. Ở gốc, lá lớn hơn và cuống dài hơn. Phiến lá có màu trắng, hai đầu nhọn, mép lá có răng cưa nhưng không đều nhau. Quả cây bạch đầu ông có hình giống quả trứng nhưng bị ngược và có màu vàng nâu. Thường vào tháng 3 đến tháng 5 thì cây ra hoa và khoảng 6 thì có quả.

Cây bạch đầu ông có thể được dùng làm dược liệu từ rễ đến thân, hoa và quả. Cây có thể được thu hái vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng tốt nhất là nên vào mùa hè, có thể dùng khô hoặc tươi đều được. Đối với phần rễ, có nhiều cách để sơ chế như tẩm rượu rồi sao qua, hoặc sau khi rửa sạch bùn đất, bỏ đi những rễ con, cạo bớt lớp lông tơ bên ngoài thì cắt nhỏ, phơi khô dùng dần.

2. Cây bạch đầu ông có tác dụng gì?

Cây thuốc nam bạch đầu ông có các thành phần hóa học là Anemonin, Anemonol, Glucose, Okinalin, Oleanolic, Pulsatoside, Proanemonin, Ranunculin, Sitoseterol,...

Bạch đầu ông là loại dược liệu có vị ngọt đắng và tính hàn. Từng bộ phận của cây có thể được sử dụng với những công dụng sau:

  • Lá: Chữa sốt, ho và sổ mũi.
  • Rễ: Chữa lỵ, tiêu chảy, đau dạ dày.

Ngoài ra, bạch đầu ông còn có những tác dụng như:

bạch đầu ông phơi làm thuốc
Cây bạch đầu ông có thể chữa một số bệnh lý khác nhau

3. Một số bài thuốc từ cây bạch đầu ông

Bạch đầu ông có thể được sử dụng bằng cách sắc lấy nước uống hoặc đắp ngoài da, với liều uống chỉ khoảng từ 8 đến 12g mỗi ngày. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây bạch đầu ông:

  • Chữa lỵ, sưng đau họng vào thời tiết chuyển từ xuân sang hè: Sắc lấy nước uống 3 lần/ngày gồm bạch đầu ông và hoàng liên (mỗi thứ 30g), mộc hương (15g).
  • Chữa đau nhức, khó đại tiện do trĩ ngoại: Giã nát rễ cây bạch đầu ông còn tươi đã được làm sạch và dùng đắp trực tiếp lên chỗ bị trĩ.
  • Chữa thoát vị bẹn: Giã nát rễ cây bạch đầu ông còn tươi đã được làm sạch và dùng đắp trực tiếp lên chỗ bị sưng đau.
  • Chữa rụng tóc ở trẻ nhỏ: Giã nát rễ cây bạch đầu ông đã được làm sạch và dùng đắp trực tiếp lên vùng bị rụng tóc lúc trẻ ngủ vào ban đêm.
  • Chữa lỵ amip: Sắc lấy nước uống bạch đầu ông (40g). Ngoài uống, có thể sắc thêm 40g nữa để lấy nước đem thụt vào hậu môn 1 lần/ngày với trường hợp bị lỵ amip nặng.
  • Chữa trĩ và lỵ có chảy máu: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm bạch đầu ông (20g), hoàng bì và tần bá (mỗi thứ 12g), hoàng liên (6g).
  • Chữa sưng đau do nhọt và nhiệt độc làm lở loét da: Tán mịn bạch đầu ông (160g) sau đó nấu thành cao rồi trộn với băng phiến (2g) cũng được tán mịn và dùng với để dán lên vùng da bị tổn thương.
  • Chữa ngứa ngáy, viêm nhiễm khuẩn ở âm đạo: Rửa sạch bạch đầu ông và khổ sâm (mỗi thứ 20g) sau đó mang đi nấu để lấy nước rửa âm đạo.
  • Chữa tăng huyết áp: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm bạch đầu ông, hy thiêm và chua me đất (mỗi thứ 15g). Có thể uống liên tục cho đến khi huyết áp hoàn toàn ổn định.
  • Chữa sốt, ho, sổ mũi: Sắc lấy nước uống trong 3 - 5 ngày các loại dược liệu gồm bạch đầu ông, rễ bồ hòn, ngũ trảo, lá gừa (mỗi thứ 15g).
  • Chữa suy nhược thần kinh: Sắc lấy nước uống trong 10 ngày các loại dược liệu gồm bạch đầu ông và hy thiêm (mỗi thứ 15g), chua me đất và rau bợ (mỗi thứ 12g). Có thể thực hiện khoảng 2 - 3 liệu trình như vậy.
  • Chữa rong huyết, rong kinh: Rửa sạch các loại dược liệu gồm bạch đầu ông, ngải cứubạc thau (mỗi thứ 20g), sau đó giã nhỏ để lọc lấy nước uống liên tục trước kỳ kinh nguyệt khoảng 10 ngày. Có thể thực hiện như vậy khoảng mỗi tháng một lần trong 3 tháng.
  • Chữa viêm gan cấp: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm bạch đầu ông và diệp hạ châu (mỗi thứ 30g). Mỗi ngày dùng 1 thang và dùng liên tục trong 10 ngày, sau đó nghỉ 5 ngày và uống lại.
bạch đầu ông phơi làm thuốc
Bạch đầu ông được sơ chế làm thuốc chữa

4. Một số lưu ý khi dùng bạch đầu ông

Cũng như bất kỳ loại thuốc nào, để đạt hiệu quả điều trị và tránh những tác dụng phụ, tương tác thuốc không mong muốn, việc sử dụng bạch đầu ông làm dược liệu cần có sự tham khảo và tư vấn từ bác sĩ. Một số điều cần lưu ý trước khi sử dụng loại dược liệu này là:

  • Người bị hư hàn, tiêu chảy, lỵ không được dùng bạch đầu ông.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú tránh sử dụng vì dễ gặp tác dụng phụ.
  • Người có cơ địa mẫn cảm với các thành phần của thuốc nam.
  • Khi dùng tươi cần thận trọng vì có thể dễ gây kích ứng, bao gồm cả đường uống và ngoài da.

Cây thuốc nam bạch đầu ông có nhiều công dụng hữu ích như kháng trùng lỵ amip, chữa suy nhược thần kinh, viêm gan, mụn nhọt, lở loét trên da,... Tuy nhiên, người đang bị tiêu chảy do hư hàn không được sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan