Cam thảo có nên dùng hàng ngày không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trương Thị Vân - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông

Cam thảo dược liệu được nhiều người biết đến và là thành phần của một số loại thức uống mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tác dụng cam thảo là chữa ho, đau sưng họng, thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng, ... Chính vậy mà cam thảo được dùng nhiều. Tuy nhiên, có nên sử dụng cam thảo dược liệu hàng ngày và liên tục không?

Cam thảo là loài dược liệu có vị ngọt và mùi thơm nhẹ. Trong cả Đông y và Tây y, cam thảo là vị thuốc rất phổ biến. Cam thảo cũng được sử dụng như là thành phần của các loại thức uống yêu thích và quen thuộc đối với nhiều người như nước chanh pha cam thảo, ...

1. Cam thảo trị bệnh gì?

Cam thảo dược liệu được biết đến với những công dụng chữa bệnh như sau:

  • Long đờm, giảm ho, sốt
  • Cơ thể được bồi bổ sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Chống viêm loét dạ dày
  • Chữa đau bụng, tiêu chảy
  • Thanh nhiệt, làm mát cơ thể
  • Giảm mỡ trong máu
  • Giải độc, đặc biệt là độc tố uốn ván, bạch hầu
  • Tăng cường sức khỏe bảo vệ gan
  • Ức chế khả năng phát triển của những tế bào ung thư

2. Cam thảo dược liệu có nên dùng hàng ngày không?

Mặc dù có cam thảo có nhiều tác dụng hữu ích, tuy nhiên không phải loại dược liệu này là không gây hại. Trong các thành phần hóa học của cam thảo, có một loại hoạt chất có tên là glycyrrhizin, chiếm từ 6 - 14% hoặc có khi lên đến 23%. Hoạt chất này có vị ngọt, so với đường saccarozơ thì ngọt hơn 50 lần.

Các nghiên cứu đã cho thấy, độc tố của hoạt chất này yếu đi khi đi qua đường miệng. Tuy nhiên, với liều lượng là 5g/kg trọng lượng thì hoạt chất này có thể gây tử vong ở chuột và khi dùng ít hơn 60mg/kg/ngày thì không gây ảnh hưởng gì. Khi tăng liều (lên 1g/kg/ngày) và thời gian sử dụng, phát hiện thấy chuột bị khát nước, tăng huyết áp, tăng giữ muối - nước, thận và tim mạch bị tổn thương.

Đối với người, nếu sử dụng cam thảo dược liệu quá liều cũng có thể gây ra những tác hại sau:

  • Tăng huyết áp
  • Giảm nồng độ kali trong máu.
  • Rối loạn cơ
  • Rối loạn nhịp tim
  • Biểu hiện ở người mắc bệnh gan rõ hơn
tác dụng cam thảo
Tác dụng cam thảo cần được hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa

3. Những đối tượng không nên sử dụng cam thảo dược liệu

Với những tác hại đã nêu, những đối tượng sau đây không nên sử dụng cam thảo liên tục hoặc dùng quá liều lượng được khuyến cáo (2 - 9g/ngày):

  • Phụ nữ nuôi con cho bú bằng sữa mẹ: Nếu không mắc bệnh lý ở gan thì không nên sử dụng cam thảo dược liệu vì có thể xuất tiết ở các tuyến, đặc biệt là tuyến sữa, sẽ dễ dẫn đến mất sữa mẹ hoàn toàn hoặc ít tiết sữa.
  • Nam giới trong độ tuổi sinh đẻ: Sử dụng cam thảo liên tục với liều dùng 8g mỗi ngày có thể khiến lượng testosterone suy giảm và gây ra tình trạng bất lực ở nam giới. Không chỉ vậy, cam thảo còn làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng huyết áp, toàn thân phù nề.
  • Người bị bệnh gan, thận: Người mắc bệnh thận khi có triệu chứng tiểu ít, phù ở mí mắt hoặc phù nề ở người bị xơ gan, viêm gan thì không được dùng cam thảo dược liệu sẽ khiến tình trạng nặng thêm.
  • Người bị táo bón mãn tính: Người cao tuổi hoặc đau ốm kéo dài bị táo bón mãn tính cũng không được dùng cam thảo vì sẽ làm chứng táo bón nặng thêm.
  • Người bị ho nhiều, khó thở, viêm phế quản mãn tính.
  • Người mắc chứng rối loạn huyết áp hoặc tăng huyết áp.
  • Người bình thường nếu không mắc bệnh về gan, mật thì không nên sử dụng cam thảo vì sẽ gây áp lực đối với gan, thận.

Không nên sử dụng cam thảo dược liệu hàng ngày vì trong cam thảo có chứa hoạt chất glycyrrhizin có khả năng làm tăng huyết áp, giữ nước trong cơ thể, ... nếu dùng liên tục.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

155K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thạch quyết minh
    Công dụng của cây thạch quyết minh

    Thạch quyết minh là vị thuốc được bào chế từ vỏ của bào ngư. Thạch quyết minh có công dụng làm tan màng và sáng mắt. Hiện nay vị thuốc này được sử dụng trong toàn dân với nhiều tác ...

    Đọc thêm
  • Đau bụng ợ hơi
    Làm thế nào để thoát khỏi chứng ợ nóng?

    Chứng ợ nóng được mô tả đầy đủ nhất là một cảm giác đau, rát xảy ra ở vùng dưới ngực. Ợ nóng là một triệu chứng của trào ngược axit, tình trạng axit dạ dày thoát vào thực quản, ...

    Đọc thêm
  • cam thảo phiến
    Công dụng của Cam thảo phiến

    Cam thảo còn có tên gọi khác là Cam thảo bắc, Lộ thảo. Cam thảo là một vị thuốc được sử dụng trong cả Đông y và Tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong công nghệ sản xuất ...

    Đọc thêm
  • Cây cam thảo
    Tương tác giữa cam thảo và thuốc

    Cam thảo có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như giúp bồi bổ, giải độc, bảo vệ gan, tăng sức đề kháng,... Tuy nhiên, khi uống cam thảo cần hết sức thận trọng, người bệnh không nên dùng dài ...

    Đọc thêm
  • Rinoflam
    Công dụng thuốc Rinoflam

    Thuốc Rinoflam thuộc nhóm có nguồn gốc thảo được, động vật được bào chế ở dạng viên nang cứng. Thành phần của thuốc Rinoflam bao gồm ý dĩ, cam thảo... được chỉ định điều tê thấp chân tay co rút, ...

    Đọc thêm