Tại sao tuổi mẹ lại quan trọng với việc mang thai?

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Đỗ Huy Dương - Trung tâm công nghệ cao Vinmec

Tuổi tác có thể là một trong những kẻ thù tồi tệ nhất của chúng ta khi đối mặt với chứng vô sinh. Xã hội ngày càng hiện đại, tuổi lập gia đình của phụ nữ càng ngày có xu hướng tăng lên, tuổi tác có khả năng trở thành một trở ngại đáng kể. Sau 30 tuổi, các trường hợp vô sinh gia tăng đối với hầu hết phụ nữ.

Một lưu ý tích cực rằng, hiểu được điều gì làm cho đồng hồ sinh học “hoạt động” có thể giúp các cá nhân và các cặp vợ chồng đưa ra các quyết định về thời điểm lập gia đình và thời điểm tìm kiếm sự trợ giúp cho các vấn đề liên quan đến thụ thai.

1. Tuổi và vấn đề vô sinh

Chất lượng trứng của phụ nữ rất quan trọng trong quá trình thụ thai. Sau 35 tuổi, chất lượng và số lượng trứng (trung bình) bắt đầu giảm dần. Sự thoái triển này xảy ra nhanh hơn sau tuổi 40. Khi chất lượng trứng của phụ nữ suy giảm, việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.

>>> Những rủi ro khi sinh con sau 35 tuổi

Tương quan số lượng trứng và độ tuổi
Tương quan số lượng trứng và độ tuổi (Nguồn: Boston IVF)

2. Các yếu tố cần xem xét

  • Hầu hết phụ nữ ở tuổi 30 chỉ có 12% số lượng trứng có tiềm năng để thụ thai
  • Ở tuổi 40, chỉ còn lại 40% số trứng tiềm năng
  • Tỷ lệ sảy thai tăng từ ít hơn 10% ở phụ nữ trong tuổi 20 đến trên 90% ở phụ nữ trên 45 tuổi
  • Độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi được coi là thời điểm thích hợp nhất để mang thai

>>> Trước 30 - tuổi tốt nhất để mang thai tự nhiên

3. Lời khuyên cho thai phụ trên 30 tuổi

  • Phụ nữ dưới 35 tuổi nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám nếu sau 1 năm cố gắng vẫn chưa thể mang thai
  • Phụ nữ tuổi từ 35 đến 39 nên được thăm khám sau 6 tháng cố gắng vẫn chưa thể mang thai
  • Phụ nữ trên 40 tuổi nên được thăm khám ngay khi có thể
  • Với phụ nữ trên 40 tuổi: cơ hội để mang thai giảm đi đáng kể do số lượng trứng còn lại không nhiều. Chất lượng trứng cũng giảm đáng kể theo thời gian. Chất lượng trứng suy giảm làm giảm đáng kể khả năng thụ thai và gia tăng tỷ lệ sảy thai và bất thường thai nhi

>>> Mang thai ở tuổi 30: Những điều cần biết

Kiểm tra chất lượng trứng

Chất lượng trứng có thể được đánh giá thông qua lượng hormone FSH (Follicle stimulating hormone), AMH (Anti mullerian Hormone) và siêu âm buồng trứng.

Chất lượng trứng và xét nghiệm di truyền

Chất lượng trứng suy giảm dẫn đến tăng nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể của phôi. Với phụ nữ sau 30 tuổi, tỷ lệ này tăng cao do chất lượng trứng còn lại bị suy giảm.

Di truyền do bất thường nhiễm sắc thể
Chất lượng trứng suy giảm dẫn đến tăng nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể của phôi

Sàng lọc di truyền trước chuyển phôi (PGS) kết hợp với thụ tinh nhân tạo (IVF) giúp đánh giá chất lượng phôi và lựa chọn phôi tốt không có bất thường trước khi chuyển vào buồng tử cung của mẹ.

Sàng lọc di truyền trước chuyển phôi là công cụ quan trọng giúp phụ nữ lớn tuổi hay những phụ nữ sảy thai nhiều lần tăng cơ hội có thai kỳ khỏe mạnh và sinh con bình thường.

>> Khám vô sinh nữ: Những xét nghiệm cần được thực hiện

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo: bostonivf.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

628 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Các nguyên nhân gây tăng prolactin máu
    Các nguyên nhân gây tăng prolactin máu

    Tăng prolactin máu là tình trạng đặc trưng bởi mức độ cao của hormone prolactin trong máu. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng này, một trong những nguyên nhân phổ biến là do sự rối loạn ...

    Đọc thêm
  • Viêm tuyến giáp
    Bệnh viêm tuyến giáp bán cấp

    Viêm tuyến giáp bán cấp còn được gọi là viêm tuyến giáp bán mô hạt cấp. Bệnh biểu hiện với tình trạng tuyến giáp sưng đau, mệt mỏi, có thể có sốt, sút cân..người bệnh cần được khám và chẩn ...

    Đọc thêm
  • Sàng lọc phôi
    Mục đích của sàng lọc phôi tiền làm tổ (PGS)

    Thất bại làm tổ và sẩy thai sớm sau khi làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có nguyên nhân chính là do bất thường số lượng nhiễm sắc thể. Tỷ lệ phôi có bất thường về số lượng nhiễm ...

    Đọc thêm
  • an-tinh-hoan-la-gi
    Các nguyên nhân gây tinh hoàn ẩn ở trẻ

    Tinh hoàn ẩn là bệnh khuyết tật về sự phát triển hay gặp ở nam giới. Sự suy giảm tuyến yên cùng với tuyến sinh dục ở bé trai có thể khiến trẻ bị mắc bệnh tinh hoàn ẩn. Bên ...

    Đọc thêm
  • Hệ nội tiết
    Điều gì tạo nên hệ thống nội tiết?

    Hệ thống nội tiết được tạo nên từ nhiều tuyến khác nhau. Vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến tùng ở trong bộ não. Tuyến giáp và tuyến cận giáp nằm trong cổ. Tuyến ức nằm giữa phổi, tuyến thượng ...

    Đọc thêm