Ruột thừa nằm ở bên nào? Vì sao có tên là ruột thừa?

Vị trí

Ruột thừa là một ống hẹp, hình con giun, tách ra từ thành sau - trong của manh tràng, dưới đầu tận cùng của hồi tràng khoảng 2cm. Ruột thừa thường nằm khu trú ở hố chậu bên phải.

Cấu tạo

Chiều dài của ruột thừa thường dao động từ 3-13 cm, trung bình là 9cm, thường dài hơn ở trẻ em và có thể teo, giảm chiều dài sau tuổi trung niên.

Lòng của ruột thừa thường nhỏ, mở vào manh tràng bằng 1 lỗ gọi là lỗ ruột thừa, nằm ở dưới và hơi sau so với lỗ hồi-manh tràng. Lòng dưới niêm mạc của ruột thừa chứa nhiều nang bạch huyết chùm, làm cho niêm mạc ruột thừa lồi vào lòng ruột thừa.

Chức năng

Nhiều quan niệm cũ cho rằng ruột thừa không có chức năng gì như đúng cái tên của nó. Vậy sự thật thì ruột thừa có thực sự “thừa” hay không? Nếu không thì tác dụng của nó là gì?

Theo những nghiên cứu gần đây, 2 nhà khoa học Wiliam Parker và Randal Bollinger thuộc trường Đại học Duke (North Carolina, Hoa Kỳ) đã cho thấy ruột thừa có vai trò nhất định trong hệ tiêu hoá.

  • Trong đường tiêu hoá, có hệ vi khuẩn sống cộng sinh, nắm vai trò quan trọng trong việc lên men thức ăn và tổng hợp vitamin. Đặc biệt, ruột thừa là nơi tập trung lượng lợi khuẩn này nhiều nhất, trở thành kho dự trữ lớn khi cơ thể bị thiếu hụt. Trong trường hợp tiêu chảy nặng, hệ tiêu hoá mất một lượng lớn vi khuẩn đường ruột, lúc này ruột thừa sẽ phát huy tác dụng của nó, thiết lập lại cân bằng môi trường vi khuẩn đường ruột.

  • Mặt khác, dưới lớp niêm mạc ruột thừa chứa nhiều nang bạch huyết chùm- 1 cơ quan miễn dịch quan trọng của cơ thể.

Chủ đề:
Các bài viết liên quan