Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Vị trí
Trẻ em có bộ răng sữa gồm 20 chiếc. Bắt đầu từ khoảng năm 6 tuổi, răng sữa sẽ bắt đầu bị thay thế bằng răng vĩnh viễn. Người trưởng thành có bộ răng vĩnh viễn gồm 32 chiếc, được chia đều cho các cung hàm.
Răng hàm là gì?
Răng hàm (hay còn gọi là răng cối) là các răng mọc ở trong cùng của hàm, giúp bảo vệ xương hàm và bảo vệ bộ nhai. Răng hàm có vị trí mọc trong hai răng cửa (vị trí số 1,2) và 1 răng nanh (vị trí số 3). Mỗi phần tư hàm sẽ có hai răng hàm nhỏ (vị trí 4,5) và 3 răng hàm lớn (vị trí 6,7,8).
Răng hàm có mọc lại hay không? Răng hàm thay mấy lần? Răng hàm nhỏ thứ nhất và răng hàm nhỏ thứ hai là các răng vĩnh viễn, mọc thay thế cho các răng hàm sữa. Ba răng hàm lớn (răng hàm lớn thứ nhất, răng hàm lớn thứ hai, răng hàm lớn thứ ba), đây là các răng vĩnh viễn tự mọc lên mà không qua quá trình thay răng sữa. Đặc biệt răng hàm lớn thứ nhất còn gọi là “răng sáu tuổi mọc” (vị trí số 6 theo sơ đồ), răng này mọc lên rất sớm, cùng tồn tại với răng sữa nên dễ nhầm lẫn với răng sữa và không chăm sóc đúng mức. Các răng hàm vĩnh viễn khi bị mất đi sẽ không mọc lại.
Cấu tạo
Răng hàm cấu trúc chung như các răng khác, gồm hai phần là thân răng và chân răng, ngăn cách nhau bởi cổ răng.
-
Thân răng là phần thấy được, ở trên cổ răng. Thân răng gồm có 5 mặt là mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong và hai mặt bên. Răng hàm có mặt nhai lớn, sự tiếp xúc các răng hàm đối diện có vai trò quan trọng trong nhai, nghiền thức ăn.
-
Chân răng là phần được cắm vào xương ổ răng của xương hàm. Số lượng chân răng tùy thuộc vào mỗi loại răng và vị trí của nó. Các răng hàm có từ 2-3 chân.
Hai chân: Răng hàm nhỏ 1 hàm trên có hai chân, gồm một chân ngoài và một chân trong. Răng hàm lớn 1 và răng hàm lớn 2 hàm dưới có một chân xa và một chân gần.
Ba chân: Răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai của hàm trên có hai chân ngoài và một chân trong.
Về cấu tạo răng, răng hàm cũng cấu tạo bởi ba thành phần là men răng, ngà răng và tủy răng.
-
Men răng được xem là thành phần cứng nhất cơ thể, men răng bao phủ thân răng, không chứa các dây thần kinh nên hầu như không có cảm giác. Men răng được cấu tạo bởi 96% chất vô cơ, chủ yếu là Hydroxy apatit.
-
Ngà răng là lớp trong men răng, trong lòng ngà chứa buồng tủy và ống tủy. Ngà răng ít cứng hơn men răng, thành phần gồm 70% chất vô cơ, 30% chất hữu cơ và nước.
-
Tủy răng là đơn vị sống chủ yếu của răng, trong tủy có chứa mạch máu, các dây thần kinh, bạch mạch,…
Chức năng
-
Răng hàm có vai trò quan trọng trong cắn, xé ,nhai, nghiền nát thức ăn. Giúp thức ăn được nghiền nhỏ, trộn đều với các men trong nước bọt, trước khi vào bên trong cơ thể, di chuyển đến các cơ quan tiêu hóa khác như dạ dày, ruột non,…
-
Răng hàm giữ vai trò cấu tạo nên tính hài hòa, cân đối, thẩm mỹ của khuôn mặt.
-
Bộ răng với đầy đủ các răng giúp phát âm được chuẩn xác, rõ chữ. Nếu mất răng, hàm sẽ có các khoảng trống, âm phát ra sẽ khó nghe, không chính xác.
Bệnh thường gặp
Những điều cần lưu ý
-
Răng hàm lớn thứ ba còn được gọi là răng khôn, là răng có ít vai trò trong quá trình nhai, nghiền thức ăn. Do là răng mọc sau cùng, nên răng không thường không đủ chỗ trên cung hàm dẫn đến mọc ngầm, đâm ngang các răng lân cận gây đau, viêm, tê buốt,… Người bệnh cần được kiểm tra, thăm khám và được tiến hành các biện pháp nhổ răng khôn phù hợp.
-
Răng hàm khi mất đi sẽ gây ra nhiều hậu quả, làm giảm khả năng nhai cũng như ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Các răng nói chung và răng hàm nói riêng, đều cần được bảo vệ cẩn thận.
Các biện pháp bảo vệ răng như:
-
Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng hàng ngày, dùng chỉ nha khoa. Khi có các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu cần điều trị kịp thời.
-
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, đặc biệt là cung cấp đầy đủ canxi. Hạn chế ăn các thức ăn chứa đường, axit vì có thể làm ảnh hưởng đến men răng và nướu.
-
Hạn chế các thói quen gây ảnh hưởng đến răng như nghiến răng, hút thuốc lá,…
-
Cạo vôi răng, khám răng định kỳ giúp theo dõi sức khỏe răng miệng, phát hiện các bệnh lý nha khoa và điều trị kịp thời.
Xem thêm: