Cấu tạo của hậu môn

Vị trí

Hậu môn là một cơ quan của hệ tiêu hóa và cung là phần cuối của hệ tiêu hóa. Hậu môn dài từ 2,5cm- 4cm, đặt giữa hai mông. Mép dưới hậu môn là rìa hậu môn thông với bên ngoài, mép trên tiếp nối với trực tràng của ruột già.

Cấu tạo

Cấu tạo hậu môn

Hậu môn gồm có các bộ phận là ống hậu môn, van hậu môn, hang hậu môn và đầu vú hậu môn.

  • Ống hậu môn: dài 2-3cm, nằm phía dưới trực tràng, có các cơ vòng trong và ngoài bao quanh, không bị che lấp bởi màng bụng. Bình thường ống hậu môn là các khía dọc, trong quá trình đại tiện ống hậu môn sẽ chuyển thành dạng ống.

  • Van hậu môn: có dạng nếp gấp hình bán nguyệt nằm giữa phần cuối của hai cột trực tràng. Hình thành do sự liên kết của phần cuối cột trực tràng và niêm mạc trên ống hậu môn.

  • Hang hậu môn: là những hốc nhỏ, hình thành do sự liên kết của van hậu môn và giữa những cột trực tràng.

  • Đầu vú hậu môn: thường có 2-6 hình tam giác, màu hơi vàng và lồi lên. Các đầu vú này nằm ở phía dưới van hậu môn hoặc chỗ giao nhau giữa ống hậu môn và cột trực tràng.

Hệ thống cơ ở hậu môn gồm có:

Cơ thắt trong hậu môn:

  • Là phần trong cùng, có bản chất là cơ trơn. Đây là cơ vòng của thành ruột đi liên tục từ phía trên của ống tiêu hóa, khi xuống hậu môn thì dầy lên, phình to ra để tạo nên cơ thắt trong.

  • Cơ thắt trong chi phối 70% áp lực hậu môn khi nghỉ ngơi, giúp duy trì áp lực cao ở hậu mông, góp phần đóng kín lỗ hậu môn.

Cơ thắt ngoài hậu môn:

  • Bản chất là cơ vân, có nhiều sợi thần kinh cảm giác và vận động. Cơ bao phủ toàn bộ cơ thắt trong và thường vượt quá bờ dưới cơ thắt trong, đi sâu xuống dưới, đến sát da rìa hậu môn. Gồm ba bó cơ là bó dưới da, bó nông và bó sâu. Cơ thắt ngoài cùng với bó mu trực tràng của cơ nâng hậu môn có vai trò quan trọng trọng  kiểm soát việc đại tiện, giúp giữ chặt phân và hơi có trong trực tràng, lỗ hậu môn chỉ mở ra khi có một áp lực đè nén liên tục. Cơ cũng tự động co lại khi có vật lạ bên ngoài xâm nhập hậu môn

  • Cơ dọc được tạo thành từ lớp cơ dọc của thành ruột và những sợi tăng cường của cơ nâng hậu môn. Các sợi cơ dọc đi giữa hai lớp cơ thắt trong và ngoài của hậu môn.

Ngoài ra, hậu môn còn có một hệ thống mạch máu và thần kinh rất phong phú. Khi các tĩnh mạch ở trong vách hậu môn bình thường phình giãn ra sẽ tạo nên những búi trĩ.

Chức năng

Hậu môn có chức năng thải phân ra ngoài cơ thể. Quá trình này diễn ra như sau:

  • Khi phân xuống dưới trực tràng làm căng thành trực tràng, phản xạ trực tràng- cơ vòng sẽ làm giãn cơ vòng hậu môn, trong khi đó cơ hoành, cơ thành bụng sẽ co lại để làm tăng áp suất bên trong ổ bụng, làm tăng áp lực trong bóng trực tràng.

  • Khi áp lực trong bóng trực tràng lên ngưỡng 45mmHg sẽ kích thích bộ phận cảm thụ, truyền qua dây thần kinh tới trung khu thần kinh chỉ huy đại tiện ở đốt sống cụt của xương sống, tiếp đó xung động được truyền lên vỏ đại não cảm giác muốn đại tiện.

  • Nếu có thể đại tiện ngay, xung động từ vỏ não truyền xuống, qua dây thần kinh vùng chậu điều khiển các xung ly tâm đến trực tràng, gây co thắt các cơ trơn, mở cơ hậu môn, phối hợp với sự co thắt các cơ thành bụng để đẩy phân ra ngoài.

  • Nếu không muốn đại tiện: vỏ đại não sẽ truyền xung động xuống trung khu thần kinh ở đốt xương cụt, điều khiển van hậu môn co lại, các cơ thắt hậu môn co lại và đóng chặt hậu môn, phản xạ đại tiện sẽ bị kiềm chế.

  • Sau một số lần co trực tràng nhưng phản xạ đại tiện không xảy ra, phân sẽ dồn trở lại ở đại tràng sigma, làm trực tràng không bị kích thích nữa. Nếu phản xạ đại tiện thường xuyên bị kìm hãm, sự kích thích ở trực tràng sẽ mất đi độ nhạy cảm, phân bị giữ lại lâu trong đại tràng bị hấp thu nước trở nên khô cứng, gây hiện tượng táo bón, khó khăn cho đại tiện.

Bệnh thường gặp

Những vấn đề cần lưu ý

Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh ở đường hậu môn cần tập luyện một chế độ đại tiện đều đặn hàng ngày. Tránh ngồi lâu một chỗ, tăng cường vận động, rèn luyện cơ thể để duy trì nhu động ruột khỏe mạnh. Uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất xơ như các loại rau, hoa quả,...

 

 

Xem thêm: