Trang chủ Tìm bác sĩ Tiến sĩ, Hoàng Minh Đức
Tiến sĩ,
Hoàng Minh Đức
Đăng ký khám
Giới thiệu

TS Hoàng Minh Đức có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nghiên cứu tế bào gốc phôi người, ứng dụng của công nghệ biến đổi gen trong nghiên cứu bệnh.

TS Hoàng Minh Đức được đào tạo tại Đại học Nottingham, Anh Quốc. Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại đây, TS Đức đã có nhiều công trình nghiên cứu về tế bào gốc được giới chuyên môn đánh giá cao. Hiện nay, tại Viện nghiên cứu tế bào gốc và Công nghệ Gene Vinmec, TS Đức đang là chủ nhiệm đề tài, đồng chủ nhiệm đề tài, và nghiên cứu viên chính các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng liên quan đến tiểu đường, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), loạn sản phế quản phổi, xơ gan, suy giảm sức khỏe ở người cao tuổi, suy giảm nội tiết tố sinh dục nam, v…v….

TS Hoàng Minh Đức hiện là Trưởng phòng Nghiên cứu và phát triển công nghệ tế bào gốc - Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec.

Chuyên môn
Trưởng phòng Nghiên cứu và phát triển công nghệ tế bào gốc
Dịch vụ

2011: Kỹ sư Công nghệ sinh học - Đại học Nottingham, Anh Quốc


2012: Thạc sĩ Công nghệ tế bào gốc - Đại học Nottingham, Anh Quốc


2017: Sinh học phát triển người, biến đổi gen và y học tái tạo - Đại học Nottingham, Anh Quốc


5/2012 - 10/2013: Nhà nghiên cứu - Trung tâm Nghiên cứu Tế bào gốc Wolfson (STEM), Đại học Nottingham, Anh Quốc


10/2013 - 4/2017: Nghiên cứu sinh Tiến sĩ - Trung tâm Nghiên cứu Tế bào gốc Wolfson (STEM), Đại học Nottingham, Anh Quốc


10/2013 - 9/2017: Nghiên cứu viên chính - Trung tâm Nghiên cứu Tim mạch British Heart Foundation


9/2017 - đến nay: Chuyên viên y tế - Viện Nghiên cứu Tế bào Gốc và Công nghệ gen Vinmec


  • TS Đức cùng các cộng sự tại phòng Tế bào gốc và tế bào miễn dịch (Tiền thân của Phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm R&D) thiết lập nền tảng cho các công nghệ nuôi cấy và lưu trữ tế bào gốc trung mô từ tủy xương, mô mỡ và dây rốn theo quy trình không chứa các chất từ huyết thanh và động vật tại Vinmec
  • Phối hợp cùng các chuyên gia, chuyên viên nghiên cứu xây dựng hệ thống dịch vụ phân lập, nuôi cấy tăng sinh, lưu trữ và ứng dụng TBG trung mô trong điều trị tại Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec - Khối Liệu pháp tế bào và ngân hàng mô Vinmec

  • Hiện nay, nhóm nghiên cứu của TS Đức dưới sự hướng dẫn của GS Nguyễn Thanh Liêm đã có nhiều bài báo trên các tạp chí như Cytotherpy (Tạp chí của Hiệp hội Liệu pháp tế bào – ISCT), Journal of Translational Medicine, The Journal of Pediatrics

  • TS Đức hiện đang là chủ nhiệm đề tài, đồng chủ nhiệm đề tài, và nghiên cứu viên chính các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng liên quan đến tiểu đường, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), loạn sản phế quản phổi, xơ gan...

Thời gian nghiên cứu tế bào gốc: TS Đức có thời gian nghiên cứu và học tập tại khoa Y, trường ĐH Nottingham về tế bào gốc phôi, tế bào gốc vạn năng cảm ứng và tế bào gốc trung mô từ năm 2010. Trong vòng 11 năm học tập, nghiên cứu và làm việc về tế bào gốc một số công trình tiêu biểu như:

  1. Nghiên cứu xây dựng hệ thống nuôi cấy tế bào gốc trung mô từ tủy xương, mô mỡ và dây rốn được đăng trên tạp chí Cytotherapy với tên công trình là “Standardized xeno-and serum-free culture platform enables large-scale expansion of high-quality mesenchymal stem/stromal cells from perinatal and adult tissue sources”
  2. Báo cáo 4 trường hợp trẻ sinh non bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được điều trị bằng tế bào gốc dây rốn được đăng trên tạp chí Journal of translational medicine với tiêu đề “Allogeneic administration of human umbilical cord-derived mesenchymal stem/stromal cells for bronchopulmonary dysplasia: preliminary outcomes in four Vietnamese infants”
  3. Nghiên cứu và phát triển hệ thống chỉnh sửa gene trên tế bào gốc vạn năng cảm ứng sử dụng công nghệ CRISPR/Cas9 được đăng trên tạp chí Stem Cells and Development với tên công trình là “Simplified footprint-free Cas9/CRISPR editing of cardiac-associated genes in human pluripotent stem cells”
  4. Tham gia vào đề án xây dựng mô hình tim mạch đánh giá tính chất và hoạt chất của thuốc tại ĐH Nottingham cùng kết hợp với ĐH Imperial College London được xuất bản trên tạp chí Molecular Therapy – Methods & Clinical Development với tên công trình “CRISPR/Cas9-mediated generation and analysis of N terminus polymorphic models of β2AR in isogenic hPSC-derived cardiomyocytes”
  5. Tham gia vào đề án nghiên cứu khả năng sử dụng hệ thống kính hiển vi quang phổ phát xạ huỳnh quang trong nghiên cứu tế bào cơ tim được xuất bản trên tạp chí FASEB “The use of fluorescence correlation spectroscopy to monitor cell surface β2-adrenoceptors at low expression levels in human embryonic stem cell- derived cardiomyocytes and fibroblasts”