Yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non - Dấu hiệu sinh non

Bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp để trì hoãn việc sinh sớm giúp bé phát triển tốt và ít gặp vấn đề sau sinh khi được sinh vào càng gần hoặc đúng ngày sinh dự tính.

1. Yếu tố gì làm tăng nguy cơ sinh non?

Rất nhiều yếu tố khác nhau có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm. Một số yếu tố nổi bật có thể kể đến như:

  • Hút thuốc
  • Thừa cân hoặc thiếu cân trước khi mang thai
  • Không được chăm sóc tốt trong quá trình mang thai
  • Uống rượu bia hoặc sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác trong thời gian mang thai
  • Có các tình trạng sức khỏe không tốt như huyết áp cao, tiền sản giật, tiểu đường, rối loạn đông máu hoặc nhiễm trùng
  • Mang thai em bé bị dị tật bẩm sinh
  • Mang thai em bé từ thụ tinh trong ống nghiệm
  • Mang thai với cặp song sinh hoặc nhiều hơn
  • Tiền sử về gia đình hoặc cá nhân đã từng bị sinh non
  • Mang thai quá sớm sau khi sinh con

Uống rượu bia hoặc sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác trong thời gian mang thai là yếu tố nguy cơ làm sinh non
Uống rượu bia hoặc sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác trong thời gian mang thai là yếu tố nguy cơ làm sinh non

2. Triệu chứng của chuyển dạ sinh non

Để phòng tránh chuyển dạ sớm, thai phụ cần biết các dấu hiệu cảnh báo. Gọi cho nữ hộ sinh hoặc bác sĩ ngay lập tức nếu có biểu hiện:

  • Đau lưng, thường sẽ ở lưng dưới. Tính chất đau có thể thoáng qua hoặc ổn định. Thai phụ cảm thấy đau không giảm khi thay đổi tư thế hoặc làm gì đó để thấy thoải mái.
  • Co thắt cứ sau 10 phút hoặc thường xuyên hơn
  • Co cứng ở bụng dưới hoặc co cứng giống như trong khi có kinh nguyệt. Chúng có thể làm thai phụ cảm thấy như đầy hơi có thể đi kèm với tiêu chảy.
  • Chất lỏng rò rỉ từ âm đạo
  • Các triệu chứng giống như cúm như buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. Trong trường hợp này, bạn cần gọi bác sĩ ngay khi có biểu hiện nhẹ. Nếu bạn không thể dung nạp được chất lỏng như nước, trong hơn 8 giờ, bạn phải gặp bác sĩ ngay.
  • Tăng áp lực trong khung chậu hoặc âm đạo
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Chảy máu âm đạo, bao gồm chảy máu nhẹ

Một số triệu chứng kể trên có thể khó phân biệt với các triệu chứng bình thường của việc mang thai, như đau lưng. Tuy nhiên, vẫn nên cẩn trọng, nếu có các dấu hiệu bất thường cần gặp bác sĩ để tư vấn và điều trị ngay.

3. Cách kiểm tra các cơn co thắt

Kiểm tra các cơn co thắt là cách quan trọng nhất để phát hiện ra chuyển dạ sớm:

  1. Đặt đầu ngón tay trên bụng.
  2. Nếu cảm thấy tử cung của mình căng chặt và mềm, thì đó là một cơn co thắt.
  3. Ghi lại thời gian khi cơn co thắt bắt đầu và thời gian khi bắt đầu cơn co thắt tiếp theo.
  4. Cố gắng giảm bớt các cơn co thắt. Thả lỏng chân xuống. Thay đổi vị trí. Thư giãn. Uống hai hoặc ba ly nước.
  5. Gọi cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh nếu tiếp tục bị co thắt cứ sau 10 phút hoặc cơn co thắt dày hơn, nếu có bất kỳ triệu chứng nào tồi tệ hơn, hoặc nếu bị đau nghiêm trọng và không có dấu hiệu giảm xuống.

Hãy nhớ rằng nhiều phụ nữ có chuyển dạ giả vô hại được gọi là cơn co thắt Braxton Hicks. Chúng thường thất thường, không gần nhau và dừng lại khi di chuyển hoặc nghỉ ngơi. Đó không phải cơn đau dọa sinh non. Nếu không chắc chắn về loại cơn co thắt, hãy nhờ tư vấn y tế.

4. Thai phụ được tư vấn và điều trị như thế nào tại bệnh viện?


Khi nghi ngờ sắp chuyển dạ sớm, thai phụ cần phải đến bệnh viện
Khi nghi ngờ sắp chuyển dạ sớm, thai phụ cần phải đến bệnh viện

Khi nghi ngờ sắp chuyển dạ sớm, thai phụ cần phải đến bệnh viện. Khi đến nơi, bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc y tá sẽ:

  • Hỏi về tiền sử bệnh, bao gồm cả các loại thuốc đã dùng trong thời gian mang thai.
  • Kiểm tra mạch, huyết áp và nhiệt độ.
  • Kiểm tra nhịp tim của em bé và các cơn co thắt của thai phụ.
  • Lấy mẫu xét nghiệm fibronectin bào thai, giúp dự đoán nguy cơ sinh sớm.
  • Kiểm tra cổ tử cung của thai phụ để xem nếu nó đang mở.

Nếu được chẩn đoán chuyển dạ sinh non, có thể cần điều trị, có thể bao gồm:

  • Dung dịch tiêm tĩnh mạch
  • Thuốc làm giảm cơn co tử cung và làm chậm quá trình chuyển dạ
  • Thuốc tăng tốc độ phát triển phổi của bé
  • Kháng sinh

Nếu các biện pháp áp dụng trên vẫn không thể kìm hãm thời gian đẻ, bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ sẵn sàng hỗ trợ sản phụ sinh em bé. Nếu các bác sĩ nói không phải chuyển dạ sinh non, thai phụ có thể về nhà.

5. Điều gì xảy ra với một em bé sinh non?

Khoảng 1/ 10 em bé được sinh ra ở Hoa Kỳ là trẻ sinh thiếu tháng. Những đứa trẻ sinh non phát triển chậm hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Chúng có nguy cơ cao hơn đối với một số vấn đề sức khỏe lâu dài, bao gồm tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, bại não, các vấn đề về phổi và giảm thị lực và thính giác.

Em bé được sinh ra càng sớm thì càng có nhiều khả năng gặp vấn đề. Trẻ sinh sau 7 tháng thường cần ở lại bệnh viện trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU) một thời gian ngắn. Trẻ sinh ra sớm hơn sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn nhiều.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe