Xử trí khi trẻ sặc bột, cháo

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trẻ nhỏ với hệ hô hấp chưa hoàn thiện, hiếu kỳ với đồ vật xung quanh, hay đùa giỡn, chạy nhảy khi đang ăn hoặc ngậm đồ ăn là nguyên nhân trẻ bị sặc cháo, bột, đặc biệt lúc có thể khiến trẻ bị sặc cháo vào phổi, nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần biết cách xử lý khi trẻ bị sặc thức ăn.

1. Nguyên nhân trẻ bị sặc cháo

  • Trẻ vừa ăn vừa chơi đùa, ăn vội vàng.
  • Trẻ bị ép ăn, nhất là lúc trẻ đang bị ho, rất dễ gây sặc.
  • Hệ thần kinh chưa hoàn thiện khiến phản xạ chưa tốt, dẫn đến việc dễ bị sặc thức ăn.

Làm gì khi trẻ bị sặc cháo lên mũi?
Làm gì khi trẻ bị sặc cháo lên mũi?

2. Dấu hiệu trẻ bị sặc cơm, cháo, bột

Khi bị sặc bột, cháo, trẻ thường có những dấu hiệu có thể nhận thấy được như:

  • Ho dữ dội, sặc.
  • Da tím tái.
  • Chân tay cứng đờ, cơ thể co giật.
  • Trẻ không thể khóc, ú ớ, hơi thở đứt quãng.
  • Nôn ra bột, cháo hoặc dung dịch.

3. Cách xử lý khi trẻ bị sặc thức ăn

Nếu nạn nhân còn hồng hào, khóc được, la được, nói được, không khó thờ: nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra.

Nếu nạn nhân tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu. Nhanh chóng gọi cấp cứu và tiến hành thủ thuật.

* Trẻ dưới 2 tuổi: phương pháp vỗ lưng ấn ngực

  • Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái.
  • Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vỗ lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.
  • Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái.
  • Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.

* Người lớn và trẻ lớn: thủ thuật Heimlich.

- Trẻ còn tỉnh:

  • Đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn.
  • Ẩn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được

- Trẻ hôn mê:

  • Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi nạn nhân.
  • Đặt gót một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.
  • Ẩn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.
  • Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.

Chú ý:

  • Nếu nạn nhân ngưng thở, phải thổi ngạt hai cái chậm trước và xen kẽ thổi ngạt khi làm thủ thuật Heimlich hay vỗ lưng ấn ngực cho tới khi bệnh nhân thở lại hoặc la khóc được.
  • Sau khi lấy được dị vật, hoặc nạn nhân la khóc được, vẫn phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Những việc cần tránh:

  • Đừng can thiệp nếu nạn nhân vẫn còn có thể ho, thở hay la, khóc được.
  • Đừng cố móc lấy vật lạ ra và dịch chuyển nó nếu bạn không thể thấy được nó vì có nhiều khả năng dị vật rơi vào sâu hơn.

Cách xử lý khi trẻ bị sặc thức ăn
Cách xử lý khi trẻ bị sặc thức ăn

4. Phòng chữa sặc ở trẻ

  • Cho trẻ nhỏ ăn thức ăn phù hợp với độ tuổi.
  • Khi cho trẻ nhỏ ăn, cần hạn chế nô đùa hoặc hỏi chuyện trẻ.
  • Nên cho trẻ ăn từng miếng nhỏ và dừng khi trẻ có biểu hiện ho khi đang ăn.
  • Nên để trẻ ngồi ăn, không nên cho trẻ ăn khi trẻ đang nằm.
  • Không nên cho trẻ ăn khi trẻ còn buồn ngủ hoặc đang khóc.
  • Với trẻ biếng ăn, không nên ép trẻ.
  • Khi trẻ đang bị ốm và gặp vấn đề về hô hấp, nên lưu ý khi cho trẻ ăn vì rất dễ bị sặc hoặc trớ, nôn.

Cha mẹ cần biết cách xử lý khi trẻ bị sặc thức ăn nói chung và bột, cháo nói riêng, đặc biệt là với trẻ nhỏ, bởi nếu không xử trí kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa nhi có kinh nghiệm tại Vinmec. Quý khách vui lòng đặt lịch tại website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe