Xử trí khi thai nhi ngôi trán và ngôi thóp trước

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ khoa Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Thai nhi ngôi trán và ngôi thóp trước là một trong những bất thường ngôi thai, có thể gây vỡ ối non, vỡ tử cung, thậm chí đe dọa đến tính mạng của thai phụ và thai nhi. Do vậy việc phát hiện và xử trí cần phải thực hiện chính xác và kịp thời để tránh biến chứng cho cả mẹ và bé.

1. Thai nhi ngôi trán


Thai nhi ngôi trán là dấu hiệu báo hiệu thai nhi dị tật
Thai nhi ngôi trán là dấu hiệu báo hiệu thai nhi dị tật

Thai nhi ngôi trán là dấu hiệu báo hiệu thai nhi dị tật.

1.1 Thai nhi ngôi trán là gì?

Thai nhi ngôi trán là ngôi phần trán của thai nhi trình diện trước eo trên, là ngôi trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi mặt. Nhận định chung đây là ngôi thai không tốt vì không thể lọt qua đường kính chéo của eo nên ngôi trán không đẻ được đường âm đạo (trong trường hợp đẻ được đường âm đạo là khi thai rất nhỏ), nên việc mổ lấy thai được chỉ định để tránh biến chứng cho thai phụ và thai nhi.

Tất cả những yếu tố gây cản trở sự cúi đầu của thai nhi đều có thể là nguyên nhân gây bất thường thai nhi ngôi trán, trong đó chủ yếu là do:

  • Khung xương chậu của người mẹ hẹp được xem là nguyên nhân thường gặp nhất;
  • Nguyên nhân khác gây ra ngôi trán trong khi chuyển dạ có thể là đẻ nhiều lần, do vậy ngôi trán gặp nhiều hơn ở người sinh con rạ;
  • Tử cung lệch so với trục của eo trên;
  • Thai nhi quá to, bị dây rốn quấn cổ;
  • Thai nhi bị dị tật.

1.2. Xử trí khi thai nhi ngôi trán

Thai nhi ngôi trán là một trong những ngôi thai bất thường vì ngôi đầu cúi không tốt và ngửa không tốt khiến quá trình chuyển dạ gặp nhiều khó khăn hơn. Vì có thể gây vỡ ối non, vỡ tử cung, thậm chí đe dọa đến tính mạng của thai phụ và thai nhi, do vậy việc phát hiện và xử trí sớm cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Khi thai nhi đủ tháng, cân nặng ở mức bình thường và chẩn đoán rõ ràng hay có dấu hiệu gợi ý ngôi trán thì phải mổ lấy thai ngay vì thai nhi không thể lọt qua khung xương chậu của người mẹ được..
  • Khi thai non tháng, thai nhỏ, có thể đẻ đường dưới được nên cần phải biết cơ chế đẻ của ngôi. Nhưng không được chủ quan vì quá trình sinh rất lâu, mất sức nên phải theo dõi sát sao.
  • Trong trường hợp khi ối chưa vỡ, ngôi cao lỏng, tốt nhất là nên chờ đợi và theo dõi, vì có thể ngôi thai sẽ tự chuyển thành ngôi chỏm hay ngôi mặt trong quá trình chuyển dạ thì có thể đẻ được âm đạo. Lưu ý: Tuyệt đối không được làm cho đầu thai nhi cúi tốt hơn vì dễ làm vỡ ối, sa dây rau.
  • Khi ối đã vỡ thì ngay lập tức phải chuyển mổ lấy thai ngay.

Chú ý: Tất cả trường hợp chẩn đoán xác định ngôi trán đã cố định đều chỉ định mổ lấy thai tuyệt đối (trừ trường hợp thai quá nhỏ). Khi ngôi trán bị mắc kẹt trong tiểu khung xương chậu, việc mổ lấy thai và lấy được đầu thai nhi lên cũng rất khó khăn nên cần theo dõi quá trình chuyển dạ thật sát sao, không để xảy ra biến chứng thai mắc kẹt trong tiểu khung, tử cung co cứng, tăng trương lực, bướu huyết thanh to,... vì đôi khi lại nhầm là ngôi thai đã lọt dẫn đến vỡ tử cung, suy thai cấp và chết thai.

2. Thai nhi ngôi thóp trước

2.1 Thai nhi ngôi thóp trước là gì?

Thai nhi ngôi thóp trước là ngôi đầu hơi ngửa, ngôi trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi trán. Người ta cũng coi ngôi thóp trước là một loại ngôi trán sờ thấy thóp trước, ngôi trán hơi cúi.

2.2 Cách xử trí khi thai nhi ngôi thóp trước


Trong nhiều trường hợp thai nhi ngôi thóp trước cần được sinh mổ
Trong nhiều trường hợp thai nhi ngôi thóp trước cần được sinh mổ

Trong nhiều trường hợp thai nhi ngôi thóp trước cần được sinh mổ

Cách xử trí tương tự như ngôi trán:

  • Nếu tiến triển không thuận lợi: Ngôi không lọt hoặc lọt giả, ối vỡ, dọa vỡ tử cung phải mổ lấy thai.
  • Nếu đầu cúi thêm trở thành ngôi chỏm, hay ngửa thêm thành ngôi mặt có thế đẻ đường dưới.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe