Xử trí cấp cứu đột quỵ do tắc mạch máu não

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Tiến Ngọc - Bác sĩ cấp cứu, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Đột quỵ não thường khởi phát đột ngột. Bệnh nhân đang làm việc, sinh hoạt bình thường đột nhiên xuất hiện các triệu chứng tổn thương thần kinh khu trú như: nói khó, liệt mặt, liệt tay- chân.

1. Các dấu hiệu, triệu chứng có thể bệnh nhân bị đột quỵ não

  • Liệt mặt (Face): miệng bị lệch sang 1 bên, nếp nhăn mũi-má mờ.
  • Yếu, liệt tay (Arm) hoặc chân: không thể cầm, nắm, đi lại.
  • Rối loạn ngôn ngữ (Speech): đột ngột rối loạn lời nói, không nói được hoặc lời nói không rõ.
  • Thời điểm phát bệnh (Time): khi gặp những triệu chứng trên cần gọi cấp cứu ngay, người bệnh cần ghi nhớ thời điểm khởi phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.

  • Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như:
  • Đột ngột mờ, giảm, hoặc mất thị lực một hoặc cả hai mắt.
  • Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp động tác.
  • Đột nhiên đau đầu nặng nề không giải thích được nguyên nhân,...

Các dấu hiệu, triệu chứng có thể bệnh nhân bị đột quỵ não
Các dấu hiệu, triệu chứng có thể bệnh nhân bị đột quỵ não

2. Điều trị cấp cứu tắc mạch máu não

  • Những công việc cần làm khi chờ đợi xe cấp cứu:
  • Nếu người bệnh tỉnh: đặt nằm nghiêng, đầu cao khoảng 30-45 độ, không cho ăn, hoặc uống bất cứ thứ gì, lấy bỏ các vật hoặc lau đờm dãi trong miệng có thể gây nên khó thở, nếu bệnh nhân liệt, khi vận chuyển cần trợ giúp và đặt nghiêng về bên không liệt, gọi điện cho cơ sở y tế gần nhất.
  • Nếu bệnh nhân lơ mơ: kiểm tra mạch, nhịp thở, cho bệnh nhân nằm nghiêng về bên không liệt, đầu nâng nhẹ, gọi điện đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Nếu bệnh nhân hôn mê: nếu không thấy mạch đập hoặc ngừng thở, tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, đồng thời gọi điện khẩn đến cơ sở y tế để được hướng dẫn xử trí ngưng tuần hoàn, vận chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý.

  • Các phương pháp điều trị cấp cứu tắc mạch máu não (tại bệnh viện có đơn vị đột quỵ): mục đích tái thông mạch máu bị tắc sớm để cứu vãn vùng nhồi máu não, hiện tại có 2 biện pháp cơ bản là dùng thuốc tiêu huyết khối và can thiệp nội mạch để lấy bỏ cục huyết khối tắc.
  • Điều trị tiêu huyết khối bằng thuốc đường tĩnh mạch (cần thời gian vàng để xử trí từ lúc khởi phát triệu chứng đến lúc vào viện ≤ 4,5 giờ), thuốc dùng đường động mạch thời gian < 6 giờ, riêng một số trường hợp đặc biệt cửa sổ điều trị có thể kéo dài hơn.
  • Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học: hệ thống ống hút huyết khối Penumbra, vòng xoắn MERCI, dụng cụ dạng stent như Solitaire, Trevo,...
  • Điều trị phẫu thuật đột quỵ chảy máu não.

Người bệnh có thể được lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học
Người bệnh có thể được lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học

3. Các biến chứng có thể xảy ra khi điều trị tắc mạch máu não do đột quỵ

  • Biến chứng khi dùng thuốc tiêu huyết khối: sau khi dùng thuốc tiêu huyết khối cần phải theo dõi sát ở đơn vị chăm sóc đặc biệt, có thể biến chứng xuất huyết não (đau đầu, buồn nôn, ý thức xấu đi), phản ứng quá mẫn (phát ban, mề đay, co thắt phế quản, phù mạch, hạ huyết áp,...)
  • Biến chứng khi lấy huyết khối bằng dụng cụ: các tai biến, biến chứng từ nhẹ đến nặng trong quá trình thực hiện và giai đoạn sau can thiệp có thể xảy ra, làm nặng nề hơn tình trạng thần kinh của bệnh nhân, thậm chí tử vong: thủng túi phình, huyết khối gây tắc mạch, co thắt mạch và phù não nặng lên sau chảy máu dưới nhện và sau nút túi phình bằng vòng xoắn kim loại là một biến chứng nặng nề và tử vong cao.

Để phòng tránh đột quỵ não cũng như các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, chúng ta nên thực hiện tầm soát sớm tại các trung tâm - bệnh viện uy tín. Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ - MRI/MRA được coi là công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não. MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X (ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu) trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ,... Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT).\

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang sở hữu Hệ thống chụp MRI 3.0 Tesla được trang bị tối tân bởi hãng GE Healthcare (Mỹ) với chất lượng hình ảnh cao, cho phép đánh giá toàn diện, không bỏ sót tổn thương mà lại giảm được thời gian chụp. Công nghệ Silent giúp hạn chế gây ra tiếng ồn, tạo sự thoải mái và giảm căng thẳng cho khách hàng trong quá trình chụp, giúp cho việc thu hình đạt chất lượng tốt hơn và rút ngắn thời gian chụp.Với hệ thống MRI tối tân và áp dụng các phương pháp can thiệp mạch não hiện đại, đội ngũ chuyên gia chẩn đoán hình ảnh và thần kinh giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, Vinmec là địa chỉ khám, tầm soát nguy cơ đột quỵ uy tín được khách hàng tin cậy.

Trong thời gian qua; Vinmec đã cấp cứu, điều trị kịp thời thành công nhiều trường hợp đột quỵ, không để lại di chứng: Cứu sống người bệnh bị 2 lần đột quỵ não liên tiếp; Ứng cứu nữ du khách nước ngoài thoát khỏi “cửa tử” đột quỵ;...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe