Vú: Bình thường và không bình thường

Ngực của bạn sẽ trải qua những thay đổi khi bạn có kinh, khi bạn mang thai hoặc cho con bú, khi bạn bước qua tuổi dậy thì hay bước vào thời kỳ mãn kinh. Nhưng ngoài những giai đoạn này, làm sao để chúng ta nhận ra được điểm bình thường và không bình thường của vú?

1. Tìm hiểu về vú

Vú được bao bọc bởi một lớp biểu bì dày. Mỗi vú gồm có 1 núm vú và có quầng vú bao quanh. Bên trong vú gồm các thùy và các ống dẫn sữa, có khoảng 10-20 ống dẫn sữa mỗi vú. Bên trong những thùy này là những thùy nhỏ hơn. Hệ thống ống dẫn sữa sẽ phát triển khi tới tuổi dậy thì và hệ thống này chỉ hoàn thiện khi bạn mang thai và sản sinh ra sữa.

Núm vú nằm ở trung tâm của vùng da sẫm màu hơn được gọi là quầng vú. Các quầng vú có chứa các tuyến nhỏ gọi là tuyến Montgomery, giúp sản sinh dầu bôi trơn đầu vú trong thời gian mang thai và cho con bú. Phần lớn vú được bao bọc bởi lớp mô mỡ dày, lớp mỡ dưới vú càng dày ở những người có ngực to.

Không có cơ ở vú, nhưng có cơ ngực hoặc cơ nằm dưới mỗi bên vú và bao phủ các xương sườn.

Mỗi bên vú cũng chứa các mạch máu, cũng như các mạch mang một chất lỏng gọi là bạch huyết. Bạch huyết di chuyển khắp cơ thể thông qua một mạng lưới gọi là hệ thống bạch huyết. Hệ thống bạch huyết mang các tế bào giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Các mạch bạch huyết dẫn đến các hạch bạch huyết (các tuyến nhỏ hình hạt đậu).

Sự phát triển và chức năng của vú phụ thuộc vào các hormone estrogenprogesterone, được tạo ra trong buồng trứng. Estrogen kéo dài các ống dẫn và làm cho chúng tạo ra các nhánh phụ. Progesterone làm tăng số lượng và kích thước của các tiểu thùy để chuẩn bị cho quá trình nuôi con.

Sau khi rụng trứng, progesterone làm cho các tế bào vú phát triển và các mạch máu mở rộng, chứa đầy máu. Lúc này, bầu vú thường bị ứ dịch và có thể bị mềm, sưng tấy.

Dưới đây là những điều cần biết về các vấn đề về vú mà bạn có thể nhận thấy.

2. U vú

Bạn không nên quá lo lắng, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu xem nó là gì. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn nhận thấy những cục u lớn ở nách hoặc nếu vùng da có mụn thịt không biến mất sau 6 tuần.

Bác sĩ sẽ kiểm tra vú của bạn và có thể sẽ chỉ định bạn chụp X-quang tuyến vú hoặc một vài xét nghiệm liên quan khác. Bác sĩ có thể sử dụng kim để loại bỏ một ít dịch từ khu vực này hoặc lấy một mẫu nhỏ của khối u để thử nghiệm thêm.

Bạn nên biết điều gì là bình thường đối với ngực của mình. Bằng cách đó, nếu bạn nhận thấy điều gì đó khác lạ, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu xem đó là gì.

Để sớm phát hiện ra căn bệnh ung thư vú, bạn nên tầm soát ung thư vú thường xuyên, nhất là nhóm đối tượng trên 40 tuổi, có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp Gói tầm soát ung thư vú giúp người bệnh sớm phát hiện ra căn bệnh ung thư nguy hiểm này ngay cả khi không có triệu chứng.

Khi đăng ký gói tầm soát ung thư vú, Khách hàng sẽ được:

  • Khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa ung bướu.
  • Tầm soát ung thư vú bằng siêu âm tuyến vú 2 bên và chụp Xquang tuyến vú.

3. Thay đổi màu sắc và kết cấu

Nếu da xung quanh vú bị lõm, ngứa, có vảy hoặc mẩn đỏ, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra. Bạn có thể được bác sĩ theo dõi hoặc yêu cầu thực hiện sinh thiết - loại bỏ một mẩu mô nhỏ để đảm bảo mọi thứ đều ổn.


Nếu da xung quanh vú bị lõm, ngứa, có vảy hoặc mẩn đỏ, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra
Nếu da xung quanh vú bị lõm, ngứa, có vảy hoặc mẩn đỏ, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra

4. Phát ban ở vú

Bạn có thể bị mẩn đỏ hoặc kích ứng trên vú, hoặc bạn có thể bị phát ban ngứa, đau, có vảy, phồng rộp. Nếu bạn nhìn thấy hoặc cảm thấy bất kỳ biểu hiện nào như trên, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ.

Phát ban ở ngực cũng có thể do một số nguyên nhân như:

Một số tình trạng phát ban chỉ xảy ra trên ngực. Nguyên nhân gây ra điều này có thể là do:

  • Áp xe vú
  • Chứng ectasia ống tuyến vú (khi ống dẫn sữa bên dưới núm vú rộng hơn)
  • Viêm vú (một bệnh nhiễm trùng mô vú thường liên quan đến việc cho con bú)
  • Viêm da núm vú

Phát ban trên núm vú cũng có thể là dấu hiệu của một số loại ung thư vú khác nhau. Một dạng hiếm gặp như bệnh Paget ở vú, bắt đầu trên núm vú và lan ra vùng da xung quanh nó (mà bác sĩ có thể gọi là quầng vú). Hay ung thư vú dạng viêm khiến cho vú của bạn đỏ, sưng và mềm. Nó xảy ra khi các tế bào ung thư chặn các mạch bạch huyết trên da vú của bạn.

5. Chất lỏng chảy ra từ vú

Điều này bao gồm bất kỳ chất lỏng nào chảy ra từ núm vú của bạn. Nó có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Thậm chí tình trạng này có thể tiếp tục diễn ra trong vòng 2 năm sau khi bạn ngừng cho con bú. Đây là những dấu hiệu bình thường.

Rỉ dịch màu trắng sữa cả hai bên vú cũng có thể xảy ra trước khi mãn kinh. Điều này là do nội tiết tố. Tình trạng này không phải là hiếm gặp.

Nhưng nếu dịch tiết ra có máu, màu xanh lục hoặc trong suốt; hay chỉ xảy ra một bên vú; nếu xuất hiện một cục u, hãy đến gặp bác sĩ, cho dù bạn đang trong thời kỳ mãn kinh hay không. Nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng, u nang, khối u lành tính (chẳng hạn như u xơ) hoặc ung thư.

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của bạn, bao gồm khám sức khỏe cả hai vú thông qua các triệu chứng mà bạn đang mắc phải và tiền sử bệnh của bạn. Bạn cũng có thể được chỉ định chụp quang tuyến vú hoặc siêu âm để kiểm tra bên trong vú.

6. Đau núm vú

Núm vú của bạn nhạy cảm và chúng có thể bị đau vì nhiều lý do, từ quần áo không vừa vặn cho đến những lý do nghiêm trọng hơn.

Các tình trạng da như viêm da, viêm da tiếp xúc và chàm có thể gây đau núm vú. Mang thai hoặc cho con bú cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Đối với một số người, núm vú bị đau có thể là dấu hiệu sắp có kinh. Các bệnh nhiễm trùng như viêm vú và tưa miệng cũng có thể khiến cho tình trạng đau núm trở nên nghiêm trọng hơn.

Núm vú bị đau có thể khiến bạn lo lắng về bệnh ung thư vú. Đây có thể dấu hiệu của ung thư vú, nhưng nó hiếm khi là triệu chứng chính của bệnh lý này.


Các tình trạng da như viêm da, viêm da tiếp xúc và chàm có thể gây đau núm vú
Các tình trạng da như viêm da, viêm da tiếp xúc và chàm có thể gây đau núm vú

7. Núm vú thay đổi

Thỉnh thoảng, bạn quan sát thấy núm vú có sự thay đổi. Nếu bạn nhận thấy núm vú trở nên sậm màu hơn. Đây có thể là sự thay đổi của quầng vú, điều này thường xuyên xảy ra.

Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng núm vú bị thụt vào trong. Đây được coi là dấu hiệu bình thường của quá trình lão hóa, có thể xảy ra khi bạn đang cho con bú hoặc có thể xảy ra sau khi bạn phẫu thuật vú. Nó cũng có thể là kết quả của chấn thương vú.

Một số người được sinh ra với núm vú bị thụt vào trong. Nếu núm vú của bạn mới bị thụt vào trong, bạn nên đến gặp bác sĩ. Bởi đây có thể là dấu hiệu của viêm vú, viêm tuyến vú hoặc áp xe dưới quầng vú.

Nếu tình trạng này xảy ra đột ngột với một hoặc cả hai núm vú, đó có thể là dấu hiệu của ung thư vú.

8. Đau vú

Rất nhiều chị em cảm thấy đau ngực trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Điều này là bình thường, thông thường cơn đau sẽ tự biến mất. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra ngày càng trầm trọng hơn, hoặc nếu nó ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày của bạn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Những thứ yếu tố gây đau vú bao gồm thuốc tránh thai, kích thước cốc nguyệt san lớn và nội tiết tố. Trong quá trình khám, bác sĩ có thể cân nhắc liệu việc thay đổi loại thuốc tránh thai (nếu bạn đang dùng) có thể hữu ích hay điều chỉnh liệu pháp hormone (nếu bạn dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng mãn kinh ). Đối với một số trường hợp, cắt giảm caffeine có thể cải thiện tình trạng này.

9. Đau nách

Nếu cảm thấy đau ở nách và không biết nguyên nhân do đâu, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Mặc dù nó có thể do một số nguyên nhân đơn giản như căng cơ hoặc sưng hạch bạch huyết do nhiễm virus, đau nách cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vú.

Bạn có thể không nhận thấy các triệu chứng của ung thư ở vú. Nhưng sưng và đau dưới cánh tay có thể có nghĩa là ung thư đã di căn từ vú vào các hạch bạch huyết.


Đau nách cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vú
Đau nách cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vú

10. Thay đổi về kích thước hoặc hình dạng vú

Ngực của bạn có thể thay đổi trong những thời điểm khác nhau. Ví dụ, điều này có thể xảy ra khi bạn có kinh và khi bạn mang thai, thường là do kích thích tố.

Khi đến tuổi mãn kinh, bạn có thể cảm thấy như ngực của mình bị chùng xuống, nhỏ lại và mất dáng. Điều này là bình thường.

Nhưng nếu bạn nhận thấy những thay đổi ngoài những thời điểm này, nếu ngực của bạn có những điểm khác biệt nhất định, hãy kiểm tra với bác sĩ để đảm bảo mọi thứ đều ổn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe