Vô sinh do bất thường về phóng noãn

Rối loạn phóng noãn là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hàng đầu ở nữ giới. Rối loạn phóng noãn do sự rối loạn cân bằng những hoocmon điều hòa chu kì kinh nguyệt hoặc cũng có thể do lối sống và sử dụng thuốc. Vậy vô sinh do những nguyên nhân rối loạn phóng noãn là gì?

1. Sơ lược về rối loạn phóng noãn

Rối loạn phóng noãn là một loạt các tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết của phụ nữ, hệ thống này kiểm soát nội tiết tố và mô hình phóng noãn của người phụ nữ, quá trình buồng trứng của phụ nữ phóng thích trứng trong chu kỳ kinh nguyệt.

Rối loạn phóng noãn có thể gây ra hiện tượng phóng noãn không thường xuyên, không đều, cũng như không phóng noãn và đây là nguyên nhân phổ biến của tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Một số loại thuốc, điều kiện và các yếu tố lối sống có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone và gây ra rối loạn phóng noãn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sự phóng noãn bị rối loạn là nguyên nhân gây vô sinh ở các cặp vợ chồng trong khoảng 25% trường hợp.

2. Rối loạn phóng noãn và vô sinh

Rối loạn phóng noãn là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở phụ nữ. Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, hệ thống nội tiết chuẩn bị cho cơ thể để mang thai bằng cách tiết ra các hormone, đáng chú ý nhất là hormone giải phóng gonadotropin (GnRH), hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone tạo hoàng thể (LH).

GnRH và FSH là những hormone chịu trách nhiệm chính trong việc khiến trứng trưởng thành trong buồng trứng của phụ nữ. LH thúc đẩy sự phóng thích cuối cùng của trứng trưởng thành (noãn) vào ống dẫn trứng, nơi có thể được thụ tinh bởi tinh trùng của đàn ông.

Mặc dù độ dài chu kỳ khác nhau, nhưng phụ nữ phóng noãn thường xuyên có xu hướng chu kỳ kinh nguyệt dài 28 ngày và phóng noãn một lần trong khoảng thời gian 28 ngày đó. Những phụ nữ bị mất cân bằng hormone hoặc thiếu hụt hormone có thể bị phóng noãn không thường xuyên hoặc không có (phóng noãn) và kết quả là vô sinh.


Rối loạn phóng noãn là nguyên nhân gây vô sinh phổ biến ở phụ nữ
Rối loạn phóng noãn là nguyên nhân gây vô sinh phổ biến ở phụ nữ

3. Các triệu chứng và rối loạn phóng noãn phổ biến

Hệ thống nội tiết đóng một vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và quá trình mang thai. Một số loại thuốc, điều kiện và các yếu tố lối sống, chẳng hạn như thừa, thiếu cân, ảnh hưởng đến nồng độ hormone và có thể gây sản xuất hormone không đều hoặc làm tổn thương buồng trứng dẫn đến rối loạn phóng noãn.

Hai triệu chứng rối loạn phóng noãn thường gặp nhất là kinh nguyệt không đều hoặc không có và khó có thai.

3.1 Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Các nhà khoa học không biết nguyên nhân chính xác của hội chứng buồng trứng đa nang - PCOS nhưng có thể là do sự mất cân bằng hormone ảnh hưởng đến mức androgen (testosterone) của phụ nữ và khả năng tiếp nhận insulin. Mức độ tiếp nhận insulin thấp có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu và làm tăng testosterone.

Mặc dù phụ nữ sản xuất một số testosterone theo cách tự nhiên, nhưng những phụ nữ có mức testosterone cao liên quan đến PCOS có thể trải qua thời kỳ không đều hoặc không có kinh. Việc tạo ra nhiều u nang theo thời gian có thể ngăn các nang buồng trứng sản xuất trứng trưởng thành và dư thừa testosterone androgen có thể làm rối loạn quá trình phóng noãn và gây vô sinh. Các triệu chứng khác của PCOS bao gồm nhiều lông trên mặt, ngực, bụng và đùi trên, tăng cân, mụn trứng cá và da dầu nghiêm trọng.

3.2 Vô kinh hạ đồi

FSH và LH là những chất cần thiết để có thai. Trong chu kỳ kinh nguyệt, tuyến yên tiết ra FSH để báo hiệu cho buồng trứng rằng một nang trứng cần để trưởng thành thành noãn. Nồng độ FSH bắt đầu giảm khi nồng độ LH bắt đầu tăng lên, báo hiệu sự giải phóng trứng mới trưởng thành khỏi nang trứng. Phụ nữ bị vô kinh ở vùng dưới đồi có thể bị phóng noãn không đều hoặc không có do cơ thể họ không có đủ chất dinh dưỡng hoặc hàm lượng chất béo cần thiết để gửi các xung động hormone đến buồng trứng.

Căng thẳng quá mức, trọng lượng cơ thể cao hay thấp và tăng hoặc giảm cân đều có thể là những yếu tố góp phần gây ra. Vô kinh hạ đồi thường gặp ở các vận động viên chuyên nghiệp, vũ công và phụ nữ mắc chứng chán ăn tâm thần.

3.3. Suy buồng trứng sớm và mãn kinh

Suy buồng trứng sớm (POF), còn được gọi là suy buồng trứng nguyên phát (POI), là sự khởi đầu của thời kỳ mãn kinh trước tuổi 40. Trong thời kỳ suy buồng trứng sớm và mãn kinh, buồng trứng ngừng sản xuất estrogen. Suy buồng trứng sớm thường xảy ra do cơ thể đã “cạn kiệt” các nang buồng trứng hoạt động (túi chuyển thành trứng) sớm hoặc các nang buồng trứng hoạt động không bình thường.

Cơ thể phụ nữ sản xuất ít estrogen hơn khi già đi, nhưng nguyên nhân của suy buồng trứng sớm vẫn chưa được biết rõ. Những phụ nữ bị rối loạn tự miễn dịch, đã được hóa trị hoặc xạ trị, hoặc những người mắc một số rối loạn di truyền có nhiều khả năng bị suy buồng trứng sớm hơn.


Suy buồng trứng sớm có thể gây rối loạn phóng noãn ở phụ nữ
Suy buồng trứng sớm có thể gây rối loạn phóng noãn ở phụ nữ

3.4. Sự mất cân bằng hormone

Sự dư thừa một số hormone có thể dẫn đến vô sinh nữ. Ví dụ, dư thừa prolactin, một loại hormone do tuyến yên sản xuất, có thể gây tăng prolactin máu. Trong quá trình tăng prolactin máu, sự dư thừa của prolactin làm giảm mức estrogen, gây vô sinh.

3.5. Yếu tố lối sống có thể ảnh hưởng đến quá trình phóng noãn

Một số yếu tố trong lối sống như mức độ hoạt động, cân nặng và việc sử dụng thuốc của phụ nữ có thể ảnh hưởng đến lượng hormone và gây vô sinh. Phụ nữ thừa cân, béo phì cũng có thể bị mất cân bằng hormone ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

3.6. Các loại thuốc

Những loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen có thể ảnh hưởng đến quá trình phóng noãn khi dùng trong thời gian dài. Steroid ngay cả những loại được bác sĩ kê đơn để sử dụng trong y tế, can thiệp vào các hormone cần thiết cho quá trình phóng noãn cũng như một số loại thuốc điều trị động kinh. Nhiều phương pháp ngừa thai sử dụng hormone để can thiệp vào khả năng sản xuất và phóng thích trứng của buồng trứng.

Mặc dù thuốc có thể làm thay đổi quá trình phóng noãn nhưng điều quan trọng là phải thảo luận về việc loại bỏ thuốc với bác sĩ kê đơn trước khi loại bỏ chúng.

4. Chẩn đoán và điều trị rối loạn phóng noãn

Một số rối loạn phóng noãn có thể được chẩn đoán khi khám, hỏi bệnh sử và tiền sử kinh nguyệt. Nhưng các rối loạn khác cần xét nghiệm máu trong phòng thí nghiệm để chẩn đoán tích cực. Dựa vào các triệu chứng mà chị em xuất hiện, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nồng độ hormone khác nhau. Ví dụ, nếu một phụ nữ có các triệu chứng PCOS, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra nồng độ testosterone và insulin của người phụ nữ để đưa ra quyết định.

Sau khi được chẩn đoán, hầu hết các rối loạn phóng noãn có thể được điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc thuốc. Bác sĩ có thể đề nghị điều chỉnh dinh dưỡng, dùng thuốc kích thích khả năng sinh sản để bổ sung các hormone bị thiếu hoặc giảm căng thẳng. Phụ nữ có kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa sinh sản nếu họ không thể mang thai trong vòng 12 tháng kể từ khi quan hệ tình dục không được bảo vệ với tần suất đều đặn (sáu tháng nếu phụ nữ trên 35 tuổi).

Tốt nhất trong trường hợp phụ nữ được xác định bị rối loạn phóng noãn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa điều trị càng sớm càng tốt để nâng cao cơ hội thụ thai.

Hiện Trung tâm hỗ trợ sinh sản IVF - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có thực hiện thăm khám, điều trị cho các cặp đôi đang gặp những vấn đề về chức năng sinh sản, trong đó có chứng rối loạn phóng noãn.

Quy trình thăm khám tại đây luôn được thực hiện một cách bài bản dưới sự tư vấn và hỗ trợ của các chuyên gia, bác sĩ trong và ngoài nước. Đi cùng với chất lượng y tế tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình, bệnh viện còn có trang thiết bị hiện đại nhằm mang đến tỉ lệ thành công cao cho các cặp vợ chồng ngay từ lần đầu tiên thực hiện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe