Nắm bắt được tiềm năng phát triển của Công nghệ sinh học nói chung và của Công nghệ gen nói riêng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec (Tập đoàn Vingroup) đang tích cực hướng tới thành lập Trung tâm Công nghệ gen và Tế bào gốc nhằm nhanh chóng đưa các tiến bộ về di truyền và tế bào gốc ứng dụng vào thực tế lâm sàng.
Ngày nay, việc giải mã toàn bộ hệ gen của người đã được chứng minh là đem lại khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh tương đối chuẩn xác bằng các thuốc đặc trị cho từng cá nhân dựa trên thông tin di truyền, mặc dù thông tin di truyền cá nhân hay còn gọi là y học cá nhân hóa với điều trị bệnh vẫn còn trong giai đoạn đầu nhưng hứa hẹn rất nhiều tiềm năng.
Để giúp đưa thông tin về các tiến bộ trong khoa học công nghệ gen và các ứng dụng của công nghệ gen vào lĩnh vực y học cá nhân hóa đến gần hơn với các bác sĩ Việt Nam, vừa qua, Vinmec đã tổ chức Hội thảo về Công nghệ gen với chủ đề “Những tiến bộ di truyền mới nhất trong chẩn đoán điều trị ung thư và chẩn đoán trước sinh” với sự có mặt của khách mời chính là PGS.BS Christian Macedonia từ trường đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ). Đây cũng là một trong những hoạt động tiền đề của Vinmec nhằm hướng tới thành lập Trung tâm Công nghệ gen và Tế bào gốc.
Hội thảo đã thu hút sự tham gia đông đảo của bác sĩ đến từ các khoa Sản, Nhi, Ung bướu, Huyết học, Đa khoa của nhiều bệnh viện cũng như Bộ môn di truyền học của trường Đại học Khoa học tự nhiên hay trường Đại học Y của nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Thái Bình, TP.HCM, Thái Nguyên, Huế...
Tại hội thảo, PGS Christian Macedonia đã cung cấp cái nhìn tổng thể về các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu hệ gen, ngoại di truyền và khoa học liên ngành với những nội dung đang rất được giới y học quan tâm như: Những quan điểm cũ và mới về Hệ Gen; Sự sai lầm về khái niệm “junk DNA”; Y học cá nhân hóa và ứng dụng của các công nghệ nghiên cứu hệ gen thế hệ mới; Khoa học hệ thống và khoa học gen; Chẩn đoán sớm không xâm nhập (NIPD)...
Đặc biệt, PGS Christian Macedonia cho biết điều trị ung thư bằng y học cá nhân hóa có những lợi thế như hiệu quả hơn, độc tính ít hơn, ít tác dụng phụ hơn... và ông cũng khẳng định: “ Chúng ta đang trong thời kì Y học di truyền. Các thông tin có được từ các nghiên cứu tổng thể về hệ gen sẽ đa dạng hơn, phức tạp hơn nhưng hiệu quả hơn so với những phương pháp cũ. Những phát minh mới này sẽ giúp ngành y tập trung vào việc chữa bệnh riêng cho từng cá nhân hiệu quả nhất. Tuy nhiên, hiện tại, chi phí cho các phương pháp này khá cao nên chỉ những nơi có cam kết chắc chắn hoặc đáp ứng được yêu cầu về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại thì mới có thể nghiên cứu hệ gen và ứng dụng vào điều trị bệnh”
Nhận định về chủ đề này, Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Vinmec cho biết: " Nghiên cứu tổng thể về hệ gen cho những người bị các bệnh như bệnh di truyền, bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch... sẽ giúp hiểu rõ hơn về cơ chế phân tử gây bệnh, đồng thời giúp phát hiện các chỉ thị phân tử hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh. ”
Có thể thấy Y học cá nhân h́óa là một lĩnh vực y sinh đang nổi lên, nhờ sử dụng hồ sơ di truyền cá nhân để định hướng, đưa ra các quyết định về ph̀òng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh. Thông tin về hồ sơ di truyền của bệnh nhân có thể giúp bác sĩ kê đơn thuốc, liệu pháp đ́úng và chữa bệnh nhờ sử dụng liều lượng và chế độ th́ích hợp. Đây có thể coi là một tiến bộ về di truyền và tế bào gốc và Vinmec hội tụ đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất hiện đại, nhân sự giỏi để có thể thành lập Trung tâm Công nghệ gen và Tế bào gốc để nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế lâm sàng.