Nắng nóng kéo dài khiến nhiệt độ và độ ẩm trong phòng - ngoài trời chênh nhau rất lớn. Đây cũng là môi trường thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn phát triển. Cùng với thời tiết, những thói quen hạ nhiệt thường gặp như mở quạt lớn, để điều hòa ở nhiệt độ thấp hay ăn kem và uống nước lạnh cũng là tiền đề dẫn đến các bệnh đường hô hấp và một số bệnh như tiêu chảy, sốt, tay chân miệng... ở trẻ em.
1. Một số loại bệnh mùa nắng nóng thường gặp ở trẻ em
Tiêu chảy: Mùa hè chính là thời điểm bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân một phần là do thời tiết nắng nóng, thức ăn dễ bị thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy.
Ngộ độc thực phẩm: Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị ngộ độc là đau bụng quặn từng cơn, tiêu chảy, nôn mửa, đôi khi sốt cao. Triệu chứng nặng và kéo dài có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải và thậm chí có thể khiến trẻ tử vong nếu nhiễm trùng đường tiêu hóa nặng.
Sốt siêu vi: Mùa hè cũng là thời điểm khiến trẻ dễ bị nhiễm siêu vi dẫn đến việc trẻ bị sốt, phát ban, quấy khóc, nôn ói, ăn uống khó khăn... Một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ mà phụ huynh cần phải chú ý chủ động phòng ngừa bằng các loại vacxin phòng bệnh truyền nhiễm như siêu vi cúm, sởi, thủy đậu, bệnh Quai bị, bệnh sốt phát ban Rubella...
Tay chân miệng: Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao gây nhiều lo lắng cho gia đình có trẻ nhỏ. Bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường. Tay chân miệng trở nên nguy hiểm hơn nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ...Nếu trẻ gặp những biểu hiện này phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kịp thời chữa trị.
Viêm màng não: Viêm màng não do vi khuẩn Hib chủ yếu lây truyền từ người sang người thông qua đường hô hấp. Khi mắc bệnh, thời gian ủ bệnh thường dưới 10 ngày. Bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao và thường xảy ra trong những ngày đầu tiên.
Viêm não Nhật Bản (JE) là một bệnh nhiễm trùng não do virus viêm não Nhật Bản (JEV). Các triệu chứng viêm não Nhật Bản ở trẻ nhỏ có thể bao gồm đau đầu, nôn mửa, sốt, co giật và có thể xảy ra trong khoảng 5 - 15 ngày sau khi nhiễm bệnh.
Để giúp cha mẹ đánh giá đúng tình trạng bệnh và tư vấn chăm sóc con phù hợp, Vinmec tổ chức chương trình [Hỏi - đáp cùng chuyên gia] Chuyên đề số 02 với nội dung:
- Chủ đề: Sức khỏe trẻ em mùa nắng nóng.
- Thời gian: 15h – 17h ngày 24/07/2019.
- Hình thức: Hỏi đáp trực tiếp trên website Vinmec.com (Khách hàng gửi câu hỏi, bác sĩ trực tiếp trả lời).
Danh sách bác sĩ tham gia trả lời:
- Bác sĩ CKII Trần Thị Linh Chi: Bác sĩ Linh Chi đã công tác trong chuyên ngành nhi hơn 15 năm. Hiện đang là Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
- Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân: Chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa, hiện đang công tác tại Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
- Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh: Có trên 10 năm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa. Thực hiện thành thạo khám, chẩn đoán, điều trị bệnh lý hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, dinh dưỡng trẻ em, hiện đang công tác tại Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
- Bác sĩ CKI Bùi Thị Hà: Có trên 11 năm làm việc trong lĩnh vực Nhi - Sơ sinh; thực hiện thành thạo các kỹ thuật cơ bản về nhi khoa và các kỹ thuật nâng cao, chuyên sâu, hiện đại như thở máy, longline, thay máu, đo huyết áp động mạch xâm lấn..Hiện bác sĩ đang là Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
- Bác sĩ Dương Văn Sỹ: Có 09 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa với thế mạnh trong khám, tư vấn, điều trị các bệnh lý ở trẻ; Hồi sức cấp cứu, chống độc trẻ sơ sinh và trẻ em,..và hiện đang là bác sĩ Nội trú khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.