Từ viêm phổi có nghĩa là "nhiễm trùng phổi." Do nhiễm trùng, các đường dẫn khí nhỏ trong phổi bị sưng lên và tạo ra nhiều chất nhầy. Chất nhầy chặn đường thở và làm giảm lượng oxy có thể đi vào cơ thể.
1. Tìm hiểu về bệnh viêm phổi
Hầu hết các trường hợp viêm phổi theo sau nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus. Thông thường, các vi rút gây ra các bệnh nhiễm trùng này (virus hợp bào hô hấp, cúm, parainfluenza, adenovirus) lây lan đến ngực và gây ra viêm phổi. Viêm phổi cũng có thể do nhiễm vi khuẩn. Một số trong số này lây từ người này sang người khác khi ho hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc chất nhầy của người bị bệnh. Bệnh viêm phổi thường xảy ra nhất vào mùa thu, mùa đông và đầu mùa xuân, khi trẻ em dành nhiều thời gian hơn trong nhà và tiếp xúc gần gũi với người khác.
2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ mới biết đi
Bệnh viêm phổi có thể tấn công bất cứ lúc nào, tuy nhiên chúng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, sau khi trẻ bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên khác.
Ho và sốt là hai trong số các triệu chứng chính, thường gặp nhất trong bệnh viêm phổi. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Mệt mỏi, sốt
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Trẻ kém ăn, ăn không ngon
- Đau đầu
- Đau nhức cơ bắp
- Khó thở hoặc thở nhanh, nhịp thở không đều
- Da, môi hoặc móng tay có màu hơi xanh hoặc xám
Trẻ trong độ tuổi này thường chưa có khả năng diễn tả với người lớn những gì chúng đang gặp phải nên các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý đến các biểu hiện khác thường của trẻ như xanh xao, mệt mỏi, ngủ li bì hoặc quấy khóc nhiều hơn bình thường để có thể phát hiện bệnh viêm phổi sớm nhất.
3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm phổi ở trẻ mới biết đi
Một số trẻ em có thể có nhiều nguy cơ mắc viêm phổi hơn những bé khác. Bệnh viêm phổi phổ biến hơn ở:
- Trẻ sinh non
- Trẻ mắc hen suyễn
- Trẻ mắc các bệnh mạn tính khác
- Trẻ em có hệ miễn dịch kém
- Trẻ hút thuốc lá thụ động
Viêm phổi là một thuật ngữ chung dùng để chỉ những nhiễm trùng xảy ra tại phổi. Những nhiễm trùng này có thể được gây ra bởi nhiều loại vi khuẩn hoặc virus khác nhau và đôi khi còn là do nấm gây ra. Ví dụ trẻ có thể bị viêm phổi do virus hợp bào hô hấp (RSV) và trẻ sơ sinh cũng có thể bị nhiễm liên cầu nhóm B (GBS) mắc phải trước và trong khi sinh. Những trẻ lớn hơn có thể mắc viêm phổi do nhiễm các loại vi khuẩn hay virus khác.
3.1. Viêm phổi do vi khuẩn
Trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn thường có các triệu chứng như sốt cao đột ngột, thở nhanh và ho dai dẳng, kéo dài. Trẻ thường chán ăn và nhìn có vẻ rất yếu ớt. Ngoài ra trẻ cũng thường khó thở, biểu hiện bằng cánh mũi phập phồng và lồng ngực hóp vào khi thở, mạch cũng nhanh hơn và môi hoặc móng tay trở nên xanh xao hơn. Bên cạnh đó các triệu chứng phổ biến khác là nôn mửa hoặc tiêu chảy, trong khi các triệu chứng ít phổ biến hơn gặp phải bao gồm đau bụng hoặc cứng cổ.
Streptococcus pneumoniae (vi khuẩn gây phế cầu khuẩn) là nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm phổi do vi khuẩn, tuy nhiên các loại vi khuẩn khác chẳng hạn như Staphylococcus aureus (vi khuẩn gây bệnh hậu bối) hoặc vi khuẩn mycoplasma cũng có thể gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ mới biết đi.
3.2. Viêm phổi do virus
Loại viêm phổi này thường đi kèm với các triệu chứng giống như cảm lạnh như nặng nề hơn và tiến triển dần theo thời gian. Trẻ có thể sốt cao kèm theo ho nặng hơn, thở khò khè, nhịp thở nhanh, không đều. Trẻ cũng có thể bị suy nhược, nôn mửa đi kèm với tiêu chảy.
Viêm phổi do virus thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm phổi do vi khuẩn và không tiến triển thành bệnh. Tuy nhiên chúng có thể khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu và tạo điều kiện cho các nhiễm khuẩn liên quan đến vi khuẩn khác.
Virus gây ra bệnh viêm phổi phổ biến bao gồm:
- Virus hợp bào hô hấp (RSV)
- Virus parainfluenza
- Adenovirus
- Vi rút cúm
- Siêu vi trùng ở người (HMPV)
4. Chẩn đoán bệnh viêm phổi ở trẻ mới biết đi
Trong khi khám sức khỏe cho bé để chẩn đoán viêm phổi, các bác sĩ sẽ tuân theo một số công đoạn sau:
- Quan sát kỹ cách thở của trẻ
- Dùng ống nghe để khám phổi cho bé
- Bác sĩ sẽ lắng nghe những âm thanh nhịp thở giảm dần hoặc những tiếng ồn bất thường khác. Vì một số túi khí trong phổi của bé chứa đầy chất lỏng khi phổi bị viêm do đó, trẻ sẽ cần thở gấp để lấy thêm oxy.
Trong trường hợp bác sĩ cho rằng viêm phổi là nguyên nhân của những triệu chứng trên, trẻ có thể:
- Được chỉ định chụp X-quang phổi
- Yêu cầu lấy máu để xét nghiệm và làm công thức máu
- Lấy dịch từ mũi và hầu, họng để kiểm tra sự xuất hiện của một số loại virus như RSV hoặc virus cúm
- Sử dụng máy đo oxy xung để đảm bảo bé được cung cấp đủ oxy. Máy đo oxy là một thiết bị đơn giản, được kẹp vào ngón tay để đo độ bão hòa của oxy trong máu.
5. Điều trị viêm phổi ở trẻ mới biết đi
Việc điều trị viêm phổi ở trẻ mới biết đi sẽ tùy thuộc vào loại nhiễm trùng mà trẻ mắc phải.
5.1. Điều trị viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ mới biết đi
Đầu tiên, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc kháng sinh phù hợp với bé. Trong trường hợp cần điều trị viêm phổi do vi khuẩn ở bệnh viện, bé có thể được truyền dịch và kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Các y tá có thể hút dịch mũi họng thường xuyên và theo dõi nồng độ oxy trong máu của trẻ thông qua máy đo oxy. Đối với những trường hợp viêm phổi nặng, trẻ có thể được lắp ống thở oxy qua mũi hoặc mặt nạ để có thể thở dễ dàng hơn.
5.2. Điều trị viêm phổi do virus ở trẻ mới biết đi
Việc điều trị viêm phổi do virus có thể sẽ chỉ giới hạn ở việc nghỉ ngơi và truyền dịch bởi viêm phổi do virus không đáp ứng với các loại kháng sinh. Thông thường, viêm phổi do virus ở trẻ chỉ cần điều trị tại nhà. Mặc dù luôn cần sự chẩn đoán đến từ các bác sĩ nếu cha mẹ của trẻ nghi ngờ bé bị viêm phổi nhưng có một số bước họ có thể thực hiện để giúp bé phục hồi bao gồm:
- Giữ cho bé uống đủ nước. Uống đủ nước là rất quan trọng để chống lại tình trạng mất nước do thở nhanh và sốt.
- Chạy máy tạo độ ẩm phun sương mát mẻ để giúp làm sạch phổi của trẻ và khiến bé dễ thở hơn
- Giảm đau. Nếu trẻ sốt và khó chịu, các bậc cha mẹ có thể cho trẻ uống acetaminophen liều lượng thích hợp hoặc ibuprofen (nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên). Một số loại thuốc ức chế ho không được khuyến khích vì ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp làm sạch chất nhầy do nhiễm trùng.
5.3. Hồi phục sau viêm phổi ở trẻ mới biết đi
Hầu hết bệnh viêm phổi không biến chứng sẽ thuyên giảm trong vòng một tuần mặc dù những cơn ho có thể vẫn tiếp tục kéo dài. Nếu bé được sử dụng thuốc kháng sinh cho bệnh viêm phổi do vi khuẩn, hãy tiếp tục cho trẻ uống trong suốt quá trình điều trị. Ngay cả khi trẻ đã bắt đầu khỏe hơn trong vòng một vài ngày, khả năng nhiễm trùng vẫn có thể quay trở lại là có nếu không hoàn thành quá trình điều trị kháng sinh đầy đủ.
6. Phòng ngừa viêm phổi ở trẻ mới biết đi
Để giảm nguy cơ mắc viêm phổi của trẻ, các bậc cha mẹ nên thực hiện một số phương pháp được liệt kê sau đây:
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. vaccine Hib, vaccine bạch hầu ho gà uốn ván (DTaP), vaccine sởi quai bị rubella (MMR), cúm (cho trẻ ít nhất 6 tháng tuổi), vaccine thủy đậu và vacxin phế cầu khuẩn đều có thể giúp ngăn ngừa viêm phổi. Trong trường hợp đã bỏ lỡ một mũi tiêm nào đó, hay trao đổi với các bác sĩ để có thể nhận được lời khuyên về vấn đề này.
- Thực hành tốt vệ sinh cá nhân. Thường xuyên rửa tay kể cả đối với trẻ cũng như các bậc cha mẹ để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn cũng như virus. Không để trẻ dùng chung cốc và các loại đồ dùng cá nhân khác với các bé cùng lớp. Thường xuyên vệ sinh tất cả những nơi mà bộ phận cơ thể có mầm bệnh có thể chạm vào như điện thoại, đồ chơi, tay nắm cửa, tay nắm cửa tủ lạnh....
- Biến ngôi nhà của mình thành ngôi nhà không khói thuốc. Nếu muốn hút thuốc, hãy chuẩn bị một khoảng không gian riêng bên ngoài, tránh để khói thuốc ảnh hưởng đến trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc sẽ bị ốm nhiều hơn và dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ, hen suyễn và nhiễm trùng tai hơn so với những trẻ khác.
Các bậc cha mẹ nên tự trang bị đủ kiến thức về cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ mới biết đi để có hướng chăm sóc và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nặng nề có thể xảy ra. Và khi thấy trẻ có những triệu chứng dù chỉ là nhỏ nhất của bệnh viêm phổi cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra nên thực hiện lối sống vệ sinh, không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ và nên cách ly sớm trẻ với những người bị bệnh lý đường hô hấp để giảm nguy cơ lây lan.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm,crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh như viêm phổi, viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm.
Lysine rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, Lysine thúc đẩy sản xuất men tiêu hóa để kích thích trẻ ăn ngon hơn và tiêu hóa dễ dàng, hiệu quả, gia tăng chuyển hóa thức ăn, hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Tăng cường lysine cho bé giúp cơ thể tạo kháng thể, phát triển sức đề kháng giúp làm giảm ho, loãng đờm ở trẻ.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi
Nguồn tham khảo: Babycenter.com; Kidshealth.org
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong