Viêm mũi dị ứng (Phần I): Nguyên nhân của bệnh

Bài viết được viết bởi Chuyên gia tư vấn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Quang Đoàn - Chuyên gia dị ứng- miễn dịch lâm sàng - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

1. Bệnh Viêm mũi dị ứng

VMDƯ là bệnh lý viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với di nguyên đường hô hấp - Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng: hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi , ngứa mũi.

Bệnh có cơ chế dị ứng và do rất nhiều nguyên nhân gây nên, tỷ lệ mắc bệnh này trong cộng đồng càng gia tăng ở nước ta và trên thế giới (từ 10-25%).

VMDƯ là bệnh lành tính nhưng đôi khi ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh hay bị nhức đầu, mất ngủ làm giảm sự tập trung trong học tập, làm việc. Giao tiếp xã hội cũng bị hạn chế hoặc mặc cảm có thể dẫn đến trầm cảm do thường xuyên hắt hơi, chảy nước mũi , ngay cả việc ăn uống cũng thấy khó chịu vì những triệu chứng này. Thu nhập của người bệnh còn bị giảm sút do năng suất lao động giảm, nghỉ ốm và chi phí khám chữa bệnh.

>>> Viêm mũi dị ứng khác gì viêm mũi thông thường? Cách điều trị hiệu quả


Người bệnh viêm mũi dị ứng có nguy cơ mắc hen phế quản cao gấp 3-4 lần người bình thường
Người bệnh viêm mũi dị ứng có nguy cơ mắc hen phế quản cao gấp 3-4 lần người bình thường

2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh do rất nhiều nguyên nhân trong môi trường sống và làm việc gây nên.

Nguyên nhân hay gặp nhất là bụi nhà, phấn hoa, lông vũ, bụi công nghiệp chủ yếu là bụi bông, các loại nấm mốc v.v.. Trong các nguyên nhân trên thì bụi nhà, phấn hoa là những di nguyên chính gây nên VMDƯ.


Nguyên nhân hay gặp nhất là bụi nhà, phấn hoa, lông vũ, bụi công nghiệp chủ yếu là bụi bông, các loại nấm mốc
Nguyên nhân hay gặp nhất là bụi nhà, phấn hoa, lông vũ, bụi công nghiệp chủ yếu là bụi bông, các loại nấm mốc

Dị nguyên bụi nhà thường gây VMDƯ quanh năm. VMDƯ quanh năm còn gặp khi người bệnh mẫn cảm với các dị nguyên và lông súc vật nuôi trong nhà: chó, mèo, chim cảnh. Triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi trong có thể xảy ra hàng ngày. Các súc vật thí nghiệm (chuột nhắt, chuột lang, khỉ, thỏ, chuột cống trắng) cũng có thể gây VMDƯ ở những người tiếp xúc thường xuyên với chúng.

Các loại nấm mốc, gián, bụi bông, len, bụi thư viện v.v.. cũng gây VMDƯ quanh năm.

VMDƯ do phấn hoa có thể coi là một dạng dị ứng thuần nhất với một số đặc điểm sau:

  • Xảy ra ở những cá thế có cơ địa dị ứng, trẻ tuổi, thường tự khỏi ở lứa tuổi trên 50.
  • Có tiền sử dị ứng gia đình.
  • Triệu chứng VMDƯ xảy ra với một mùa phấn hoa rõ rệt, tam chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi bao giờ cũng xuất hiện, nặng nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ và khi thức dậy vào buổi sáng. Thường kèm theo viêm kết mạc hoặc hen phế quản.

Có nhiều loại phấn hoa có thể gây VMDƯ: hoa hồng, hoa sữa, hoa lan. Ở nước ngoài, phấn hoa cỏ, phấn hoa cách, Ambrosia, các loại hoa này phải có kích thước nhỏ, lượng phấn hoa lớn, thụ phấn nhờ gió mới có khả năng gây VMDƯ.

Nguồn dị nguyên phấn hoa tùy thuộc vào các loại cây, hoa trồng, hoa dại và theo vùng địa lý. Nếu chỉ dự ứng với một loại phấn hoa, cây cỏ thì hết mùa sẽ trở lại bình thường, đó là VMDƯ theo mùa. Nếu bị dị ứng với nhiều loại hoa thì triệu chứng có thể xuất hiện quanh năm.

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, triệu chứng VMDƯ có thể xuất hiện tăng lên khi có gió mùa Đông Bắc, thay đổi thời tiết, độ ẩm, các loại khó nhất là khói thuốc lá, khói than v.v..

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe