Viêm loét giác mạc là gì? Nguyên nhân & phương pháp điều trị viêm loét giác mạc

Giác mạc (hay còn gọi là lòng đen) là lớp màng trong suốt có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước nhãn cầu. Một loạt các bệnh và rối loạn có thể ảnh hưởng đến giác mạc. Ngay cả những kích ứng mắt dường như nhỏ cũng có thể dẫn đến viêm loét giác mạc.

1. Vậy viêm loét giác mạc là gì?

Viêm loét giác mạc là tình trạng nhiễm trùng của giác mạc. Viêm loét giác mạc phá hủy các mô giác mạc làm các tổ chức ở giác mạc bị tổn thương, hoại tử tạo thêm nhiều ổ loét. Đây là một bệnh rất phổ biến và để lại những hậu quả vô cùng nguy hiểm vì có thể để lại những di chứng vĩnh viễn như sẹo giác mạc, lồi mắt cua, teo nhãn cầu, thậm chí là mất toàn bộ thị lực.


Thăm khám mắt định kỳ để phòng ngừa viêm loét giác mạc
Thăm khám mắt định kỳ để phòng ngừa viêm loét giác mạc

2. Nguyên nhân gây ra viêm loét giác mạc

Viêm giác mạc là tình trạng giác mạc bị viêm do nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm), chấn thương hoặc do để kính áp tròng quá lâu. Điều trị sớm là điều cần thiết vì loét giác mạc có thể dẫn đến mất thị lực.

3. Triệu chứng của viêm loét giác mạc

  • Mi sưng nề, co quắp mi
  • Khó mở mắt
  • Khó chịu, mỏi mắt, mắt nóng rát
  • Cảm giác như có dị vật trong mắt
  • Chảy nước mắt, đỏ mắt, mờ mắt
  • Giảm thị lực
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Giác mạc đục do viêm nhiễm
  • Xuất hiện đốm trắng hoặc màu xám trên giác mạc, thường là ở vùng trung tâm
  • Mạch máu kết mạc cương tụ sâu
  • Có ổ loét hình bầu dục hoặc hình tròn.

Có một số trường hợp loét giác mạc quá nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải dùng kính hiển vi dành cho khám mắt. Vậy nên, khi gặp các triệu chứng trên, người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất để được khám và điều trị kịp thời tránh những tình trạng xấu có thể ảnh hưởng đến thị lực sau này.


Dấu hiệu đầu tiên của viêm loét giác mạc có thể là chảy nước mắt, đỏ mắt
Dấu hiệu đầu tiên của viêm loét giác mạc có thể là chảy nước mắt, đỏ mắt

4. Ảnh hưởng của viêm loét giác mạc

Viêm loét giác mạc có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể dẫn đến các biến chứng có thể làm mất thị lực của bạn. Điều trị sớm là điều cần thiết vì viêm loét giác mạc có thể dẫn đến mất thị lực.

5. Ai là người có thể mắc viêm loét giác mạc?

Viêm loét giác mạc có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Các đối tượng có nguy cơ cao có thể bị viêm loét giác mạc:

  • Người sử dụng kính áp tròng
  • Người có chế độ dinh dưỡng kém, thiếu Vitamin A
  • Người lao động ở các môi trường có nhiều khói, bụi, dị vật
  • Người sống ở môi trường vệ sinh kém, nguồn nước không đảm bảo
  • Người hay dụi mắt, không có thói quen rửa tay trước khi chạm vào mắt

6. Điều trị viêm loét giác mạc

6.1. Viêm giác mạc

Viêm giác mạc nhiễm trùng cần được thăm khám khẩn cấp. Có một số cách điều trị viêm giác mạc, tùy thuộc vào nguyên nhân. Bác sĩ nhãn khoa thường sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng khuẩn, kháng nấm hoặc kháng vi-rút để điều trị nhiễm trùng. Thuốc tra mắt theo toa, thuốc uống hoặc trong một số trường hợp, liệu pháp tiêm tĩnh mạch có thể được sử dụng cho những trường hợp nặng hơn.

6.2. Loét giác mạc

Điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, loại loét giác mạc và thường sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh trong những triệu chứng đầu tiên. Sau khi có xét nghiệm tìm được nguyên nhân thì chuyển dùng thuốc điều trị đặc hiệu. Loét giác mạc mất nhiều thời gian để hồi phục.

Ghép giác mạc được dành riêng cho những trường hợp nặng hơn nếu không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.


Hình ảnh loét giác mạc
Hình ảnh loét giác mạc

Một số lời khuyên của bác sĩ khi viêm loét giác mạc

Người bệnh cần vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước ấm, sử dụng khăn mặt, vật dụng cá nhân riêng, không được dụi mắt khi có thấy khó chịu vì bụi bẩn có thể gây xước giác mạc, và thường xuyên đeo kính bảo vệ khi đi ra đường. Cần chú ý dinh dưỡng và uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin A nhằm cải thiện viêm loét giác mạc.

Đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn”, do đó khi có tiền sử mắc các bệnh lý về mắt hay có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến các cơ sở thăm khám mắt để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị kịp thời.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Trung tâm mắt Vinmec-Alina tại tầng 4, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0865463883 để được hỗ trợ.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe