Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì việc sơ cứu và tiêm vắc-xin sự phòng sau khi bị động vật cắt là rất quan trọng, hiệu quả trong việc phòng bệnh dại.
1. Những đặc điểm của bệnh dại
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do virus dại gây ra, và lây từ động vật sang người từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắt hoặc qua vết trầy xước trên cơ thể người.
Bệnh dại có thể lây từ người sang động vật. Tuy nhiên chưa có báo cáo việc người mắc bệnh dại cắn người lành có thể lây bệnh.
Các động vật có thể lây bệnh dại là: Chó, mèo, cầy, chó sói và một số động vật ăn thịt khác. Trong đó Chó là vật chủ chính chịu trách nhiệm gây ra 95% số ca tử vong vì bệnh dại của con người.
Bệnh dại hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nên bệnh dại khi đã phát bệnh thì gần như tỷ lệ tử vong lên đến 100%. Chính vì vậy nên việc sơ cứu vết thương và tiêm vắc-xin dự phòng sau khi bị động vật cắn hay vết thương hở trên da tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại hay bị dại là rất quan trọng.
2. Khi bị động vật cắn cần phải làm gì?
2.1 Sơ cứu vết thương
Theo tổ chức y tế thế giới WHO ngay sau khi bị chó, mèo, bất cứ động vật nào nghi ngờ bị dại cắn cần phải sơ cứu theo như sau:
- Vết thương cần được rửa sạch ngay lập tức bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong khoảng từ 10-15 phút. Trường hợp nếu không có xà phòng có thể rửa vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục trong vòng 15 phút liên tục. Bước sơ cứu là rất quan trọng và hiệu quả nhất để phòng chống lại bệnh dại.
- Vết thương được rửa kỹ với cồn 70 độ.
- Sau đó đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
2.2 Tiêm phòng vắc-xin sau khi bị cắn
- Đánh giá tình trạng xem nạn nhân đã tiêm phòng vắc-xin uốn ván trước đó chưa, nếu chưa có thể phải tiêm phòng vắc-xin giải độc tố uốn ván.
- Tiêm vắc-xin dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) là bắt buộc nếu bị chó, mèo hay các động vật khác bị dại hoặc nghi ngờ dại cắn. Cần PEP trong các điều kiện sau:
- Nếu vết cắn gây xước da và vết thương chảy máu, dù là bị chó cắn xước nhẹ.
- Nếu bị vết thương hở tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại.
- Nếu con vật: bị chết, biến mất, có hành vi không bình thường, nếu kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật nghi dại hoặc bị dại cho kết quả dương tính, cắn người.
3. Cách phòng tránh bệnh dại
Để phòng tránh bệnh dại cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tiêm phòng dại cho chó, mèo định kỳ hàng năm
- Khi có vết thương hở tránh tiếp xúc với nước bọt của chó, mèo
- Khi bị cắn cần sơ cứu theo các bước ngay lập tức và đến cơ sở y tế để được khám và tiêm phòng.
- Vết thương bị động vật nghi dại cắn không nên khâu kín, băng bó hay, bôi thuốc kín.
Bệnh dại là bệnh nguy hiểm mà hiện nay chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy nên không nên chủ quan khi bị động vật cắt, hay bị chó cắn xước nhẹ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.